Hà Nội vẫn duy trì mô hình trường học VNEN trong năm học mới

VOV.VN -Do mô hình trường học mới VNEN phù hợp với học sinh thủ đô nên trong năm học mới 2016-2017, Hà Nội vẫn duy trì.

Cùng với các địa phương trong cả nước, năm nay ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đón năm học mới 2016 - 2017 với nhiều niềm vui và không ít nỗi lo từ việc tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học.

Có lẽ niềm vui trước nhất là đối với giáo viên bậc tiểu học ở Hà Nội, bởi ngay trước thềm năm học mới 2016 - 2017, những sửa đổi của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Thông tư 30 về cách đánh giá học sinh sẽ giảm tải bớt áp lực công việc cho các giáo viên, hạn chế tình trạng nhận xét học sinh một cách máy móc, hay viết giấy khen từng mặt cho học sinh.

Với những giáo viên dạy bộ môn phụ như âm nhạc, vẽ, thể dục phải nhận xét vài trăm học sinh, thậm chí có trường đông còn lên tới hơn 1.000 học sinh thì sẽ không còn vất vả như năm học trước.

Nhiều trường học ở Hà Nội đã sẵn sàng cho năm học mới

Bà Nguyễn Thị Hồng Diệp, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì cho biết: “Những bộ môn như thể dục, âm nhạc số lượng học sinh lớn, ghi sổ vất vả, nhưng được sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục cho phép làm sổ điện tử nhìn chung là ổn”.

Cùng với những thay đổi trong Thông tư 30, năm học mới 2016 - 2017, Hà Nội tiếp tục triển khai mô hình trường học mới VNEN ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở, mặc dù một số địa phương như Hà Tĩnh, Hà Giang, Bà Rịa Vũng Tàu quyết định dừng mô hình trường học mới này khi dự án sắp kết thúc.

Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội: Mô hình trường học mới VNEN hướng tới việc đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh được học chương trình phù hợp, nội dung thiết thực, gắn kết với đời sống thực tiễn hàng ngày và quan trọng hơn, mô hình này phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh, cộng đồng và nhà trường. Do mô hình này phù hợp với học sinh thủ đô nên trong năm học mới 2016-2017, Hà Nội vẫn duy trì mô hình trường học mới VNEN.

Bên cạnh niềm vui, ngành giáo dục thủ đô cũng còn những vấn đề cần giải quyết trong năm học mới 2016 - 2017 như trình độ giáo viên, chất lượng giáo dục vẫn còn chênh lệch, chưa đồng đều giữa các trường, các vùng miền; tình trạng bạo lực học đường vẫn xảy ra, học sinh thiếu kỹ năng sống.

Một số trường nội thành như Tiểu học Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Tiểu học Tứ Liên, quận Tây Hồ... còn khó khăn về diện tích đất không đủ tiêu chuẩn đạt trường chuẩn quốc gia. Trang thiết bị dạy học, hệ thống thư viện, nhà vệ sinh dành cho học sinh chưa đạt tiêu chuẩn… Cùng với đó, nhiều phụ huynh đang lo lắng về chủ trương tăng học phí sẽ áp dụng trong năm học mới này.

Chị Nguyễn Ngọc Anh, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết: “Mong rằng cùng với việc tăng học phí, thì chất lượng giáo dục của toàn ngành sẽ được nâng lên, cơ sở vật chất của các trường được khang trang hơn. Khi đã tăng học phí, thì những khoản thu sẽ được giảm đi để phụ huynh có con em vào học yên tâm với những khoản mình đóng góp không phải thắc mắc lo lắng. Ngành Giáo dục kiểm tra và quản lý nghiêm ngặt việc thu chi của các nhà trường để không phát sinh các khoản lạm thu nữa”.

Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục thủ đô, từ năm 2016, ngân sách thành phố Hà Nội dành cho giáo dục và 5 năm tiếp theo sẽ được nâng từ 15% lên 19% GDP. Ngay đầu năm nay, thành phố đã xây dựng mới 26 trường học cho 13 huyện khó khăn và trong tháng 9 tới sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng 40 trường mầm non, tiểu học đạt chuẩn quốc gia, thậm chí là trên chuẩn để làm mô hình mẫu.

Hà Nội nâng ngân sách cho giáo dục 

Đến thời điểm này, hầu hết các quận, huyện trong thành phố đã hoàn thành công tác chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, tập huấn bồi dưỡng giáo viên để sẵn sàng đón trên 1,7 triệu học sinh các cấp học vào năm học mới.

Ông Lê Mạnh Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT Đồng Quan, huyện Phú Xuyên cho biết: “Chuẩn bị cho năm học mới, trường được thành phố và Sở hỗ trợ kinh phí chống xuống cấp là 2,8 tỷ đồng làm 4 hạng mục gồm: sửa sang lại khu nhà lớp học 3 tầng gồm 21 phòng; đổ bê tông lát sân trường, cải tạo nhà vệ sinh cho giáo viên, sửa sang lợp lại mái tôn của nhà hiệu bộ.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng huy động nguồn vốn xã hội hóa để sửa sang bàn ghế, các thiết bị phục vụ để thực hiện cho công tác dạy và học phấn đấu đến cuối tháng 8 hoàn thành các hạng mục để kịp ngày khai giảng 5/9”.

So với năm học trước, quy mô giáo dục của Hà Nội trong năm 2016 tăng hơn 48 trường, trong đó xây mới được 42 trường, gần 1.000 phòng học với kinh phí trên 1.200 tỷ đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hứa sẽ rà soát lại Thông tư 30
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hứa sẽ rà soát lại Thông tư 30

VOV.VN- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận, việc 130 giáo viên dạy hơn 1.800 học sinh là quá tải nên sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát lại Thông tư 30.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hứa sẽ rà soát lại Thông tư 30

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hứa sẽ rà soát lại Thông tư 30

VOV.VN- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận, việc 130 giáo viên dạy hơn 1.800 học sinh là quá tải nên sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát lại Thông tư 30.

Bộ Giáo dục sẽ sửa Thông tư 30
Bộ Giáo dục sẽ sửa Thông tư 30

Bộ GD-ĐT cho biết trong năm học tới sẽ sửa đổi bổ sung một số điều thực hiện quy định đánh giá học sinh tiểu học (Thông tư 30).

Bộ Giáo dục sẽ sửa Thông tư 30

Bộ Giáo dục sẽ sửa Thông tư 30

Bộ GD-ĐT cho biết trong năm học tới sẽ sửa đổi bổ sung một số điều thực hiện quy định đánh giá học sinh tiểu học (Thông tư 30).

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Mô hình VNEN làm thay đổi cả thầy và trò
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Mô hình VNEN làm thay đổi cả thầy và trò

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định: Mô hình trường học mới và công nghệ Tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại (do WB tài trợ) đang làm thay đổi cả thầy cô và học trò.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Mô hình VNEN làm thay đổi cả thầy và trò

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Mô hình VNEN làm thay đổi cả thầy và trò

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định: Mô hình trường học mới và công nghệ Tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại (do WB tài trợ) đang làm thay đổi cả thầy cô và học trò.