Người nêu ý tưởng quy hoạch sông Hồng cách nay 10 năm lên tiếng

VOV.VN - Hoạ sĩ Văn Thơ: Khi quy hoạch sông Hồng, cần tôn trọng các di tích lịch sử, văn hóa, có như vậy, dù có phát triển, cũng không sợ mất đi bản sắc.

Hà Nội đưa ra kế hoạch quy hoạch 2 bên bờ sông Hồng. Về vấn đề này, họa sỹ Văn Thơ - người từng xây dựng một đề án quy hoạch sông Hồng từ hơn 10 năm trước đã có chia sẻ với phóng viên VOV.VN.

PV: Được biết cách đây 10 năm, ông cũng đã từng đưa ra đề án về quy hoạch sông Hồng, thưa ông?

Họa sỹ Văn Thơ: Thực ra tôi đã đưa ra đề án về quy hoạch sông Hồng từ năm 2005 và đã đăng ký bản quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả Văn học nghệ thuật. Khi ý tưởng này được đưa ra, ông Đỗ Hoàng Ân khi đó là Phó Chủ tịch TP Hà Nội, phụ trách về mảng này đã rất ủng hộ dự án. Nhưng sau đó vài tháng thì Hàn Quốc có ký hợp đồng với thành phố Hà Nội về dự án quy hoạch sông Hồng, trong đề án của phía Hàn Quốc đó có ghi rõ là xuất phát từ ý tưởng của họa sỹ Văn Thơ.

Họa sỹ Văn Thơ đã từng đưa ra đề án về quy hoạch sông Hồng.

Việc làm đó là vi phạm luật bản quyền. Sau đó phía bên Hàn Quốc cũng đã từng đặt vấn đề với tôi để mua bản quyền, nhưng tôi không đồng ý. Từ vụ ồn ào đó, phía bên Hàn Quốc cũng đã có những cuộc họp, dàn xếp nhưng tôi không chấp nhận.

Đến năm 2009, Hội Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam có tổ chức hội thảo về dự án của Hàn Quốc và tôi, thì tất cả các nhà khoa học đều phê phán dự án của Hàn Quốc.

PV: Vậy cụ thể, theo đề án của ông, sông Hồng sẽ được quy hoạch như thế nào?

Họa sỹ Văn Thơ: Thành phố sông Hồng được triển khai trong phạm vi từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì. Đầu tiên là điều chỉnh dòng chảy của sông Hồng, đồng thời kiên cố hóa tuyến đê mới 2 bên bờ sông, thay đê đất bằng kè bê tông kiêm đại lộ, nắn lại dòng chảy vào mùa cạn tạo thuận lợi cho giao thông.

Nếu thực hiện như vậy, diện tích đất còn lại sẽ xây dựng thành phố ven sông. Hơn nữa, chỉ cần tính riêng diện tích của bãi giữa sông Hồng cùng bãi bên dưới cầu Nhật Tân đã gần bằng diện tích Hồ Tây, khoảng 600 ha. Đất ở đây sẽ đắt ngang với phố Đông, Thượng Hải. Người dân sẽ được giải tỏa tại chỗ. Thậm chí những người dân sống trong phố cổ cũng có thể di dời ra khu vực này vì vẫn thuận tiện khi đi lại ở phố cổ để kinh doanh buôn bán. Nếu như dự án này thành hiện thực chắc chắc các nhà đầu tư nước ngoài sẽ thi nhau nhảy vào.

PV: Ý tưởng về thành phố sông Hồng của ông xuất phát từ đâu, thưa ông?

Họa sỹ Văn Thơ: Tôi cũng đã từng có cơ hội đi rất nhiều nước trên thế giới,  kể cả các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ. Tôi nhận thấy ở đó họ rất quý không gian mặt nước. Các thành phố liền kề sông như Hồng Kông, Thượng Hải, Paris đều được xây dựng rất đẹp, tạo ra không khí cực kỳ dễ chịu, sang trọng.

Hà Nội cũng có con sông chảy giữa thủ đô như vậy, nhưng 2 bên bờ sông toàn là những xóm chài hoang sơ, tan nát.

Thực ra từ thời ông cha đều có ứng xử với các dòng sông như nhau, cứ nước lũ lên đên đâu, vỡ lở chỗ nào thì đắp lại chỗ đó, chứ chưa bao giờ dám cải tạo. Nhà nước dù đã đưa ra nhiều phương án nhưng vẫn chưa có một giải pháp hiệu quả nào. Là một họa sỹ có hàng chục năm sống và đi lại qua con sông Hồng, tôi nảy ra ý định phải xây dựng một thành phố sông Hồng.

PV: Theo ông quy hoạch sông Hồng, quan trọng nhất là vấn đề gì?

Họa sỹ Văn Thơ: Quy hoạch sông Hồng vấn đề quan trọng nhất vẫn là trị thủy. Đã có rất nhiều dự án nước ngoài đã từng muốn quy hoạch sông Hồng, nhưng đều thất bại. Lý do lớn nhất là không trị thủy được sông Hồng. Ở Thượng Hải, sông Hoàng Phố không cần cải tạo, chỉ phải xây dựng khai thác bên kia bờ sông thành thành phố đắt đỏ nhất. Còn sông Hồng lại khác, dòng chảy của nó ngoằn nghèo, có chỗ phình ra, lõm vào. Từ khi cho xây một số cầu như cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, trụ cầu đã chắn bớt tiết diện để thoát lũ.  Chưa có dự án nước ngoài nào giải quyết được vấn đề trị thủy sông Hồng. Khi nghĩ đến vấn đề trị thủy, tôi đã đặt ra vấn đề nếu có vỡ đập thủy điện Hòa Bình vẫn thoát lũ được ở Hà Nội.

PV: Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, vấn đề về ô nhiễm môi trường và dân số quá tải đang tạo ra một sức ép rất lớn cho Hà Nội. Vậy nếu quy hoạch sông Hồng và phát triển thành phố ven sông như ông nói, bài toán này có được giải quyết, thưa ông?

Họa sỹ Văn Thơ: Đương nhiên khi xây dựng chúng ta cần có sự chú trọng về vấn đề này, để có những hướng quy hoạch cho phù hợp, cân đối. Đây phải là một thành phố hiện đại nhưng vẫn thân thiện với môi trường. Tất cả nước thải đều cần có quy trình xử lý tập trung trước khi thải ra sông, tăng cường diện tích trồng cây xanh.

Còn về mặt dân cư, giao thông, nếu xây dựng thành phố ven sông, sẽ giảm tải vấn đề về quá tải dân cư và ách tắc giao thông khu vực nội đô. Khi đó khu đô thị lớn Việt Hưng và những đô thị tiếp giáp phía Bắc sẽ là khu dân cư lớn, giúp giãn bớt dân trong khu vực nội đô.

PV: Theo ông, chúng ta cần quy hoạch sông Hồng như thế nào để không bị “lai căng”, hiện đại nhưng vẫn bảo tồn và phát huy được các giá trị truyền thống?

Trong đề án trước kia, tôi cũng đã muốn nói đến điều đó. Như Trung Quốc, họ đã nghiên cứu rất nhiều về vấn đề này,  nhà cao ốc của họ vẫn có những mái cong bên trên tum.  Còn ở Việt Nam, rất khó để tìm ra nét đặc trưng, các nhà cao ốc của ta vẫn giống như những tòa nhà khác trên thế giới.

Nhưng cái chính là tất cả các khu di tích từ đền Ghềnh, chùa Bồ Đề,… cần được tôn tạo, củng cố để 2 bên sông Hồng thành một con đường du lịch. Tất cả những cái đó sẽ tạo nên phong vị dân tộc đặc trưng.

Riêng đối với cây cầu Long Biên, được xây dựng cùng thời với tháp Eiffen của Pháp, chúng ta đã giữ được hơn 100 năm. Hiện nay cùng với thời gian và sức ép của bom đạn đã khiến cây cầu xuống cấp nghiêm trọng, nhiều phần trụ bị yếu. Tôi vẫn muốn phải phục hồi lại cây cầu này. Cầu Long Biên có hình dáng như một con rồng vắt ngang qua sông Hồng. Hơn nữa, cây cầu này cũng là một chứng nhân lịch sử, gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người Hà Nội.

Chúng ta cần tôn trọng các di tích lịch sử, văn hóa khi thực hiện quy hoạch sông Hồng, có như vậy, dù có phát triển, chúng ta vẫn không đánh mất chính mình

PV: Xin cảm ơn ông! 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hình ảnh sông Hồng ô nhiễm, bẩn thỉu
Hình ảnh sông Hồng ô nhiễm, bẩn thỉu

VOV.VN - Sông Hồng được coi là "nguồn sống" của những vùng đất nơi con sông chạy qua từ hàng ngàn năm nay, thế nhưng đang bị con người hủy hoại...

Hình ảnh sông Hồng ô nhiễm, bẩn thỉu

Hình ảnh sông Hồng ô nhiễm, bẩn thỉu

VOV.VN - Sông Hồng được coi là "nguồn sống" của những vùng đất nơi con sông chạy qua từ hàng ngàn năm nay, thế nhưng đang bị con người hủy hoại...

Sông Hồng, nơi hoang sơ nhất của Hà Nội
Sông Hồng, nơi hoang sơ nhất của Hà Nội

VOV.VN -Hai bên sông Hồng, ở không xa nơi nhà cửa chen lấn là cả một thế giới “Hà Nội như Hà Tây”. 

Sông Hồng, nơi hoang sơ nhất của Hà Nội

Sông Hồng, nơi hoang sơ nhất của Hà Nội

VOV.VN -Hai bên sông Hồng, ở không xa nơi nhà cửa chen lấn là cả một thế giới “Hà Nội như Hà Tây”. 

Quy hoạch ven sông Hồng cần đặc biệt chú ý an ninh, quốc phòng
Quy hoạch ven sông Hồng cần đặc biệt chú ý an ninh, quốc phòng

VOV.VN - Việc quy hoạch hai bờ sông Hồng là rất quan trọng, không chỉ liên quan đến phát triển thủ đô Hà Nội mà còn cả vấn đề an ninh, quốc phòng.

Quy hoạch ven sông Hồng cần đặc biệt chú ý an ninh, quốc phòng

Quy hoạch ven sông Hồng cần đặc biệt chú ý an ninh, quốc phòng

VOV.VN - Việc quy hoạch hai bờ sông Hồng là rất quan trọng, không chỉ liên quan đến phát triển thủ đô Hà Nội mà còn cả vấn đề an ninh, quốc phòng.

Hiện trạng 2 bờ ven sông Hồng trước kế hoạch quy hoạch
Hiện trạng 2 bờ ven sông Hồng trước kế hoạch quy hoạch

VOV.VN - Cho đến nay, ở hai bờ sông Hồng, ta chỉ thấy hoặc là sự xâm lấn xây dựng tự phát, lộn xộn hoặc là vẻ hoang hóa, nhếch nhác.

Hiện trạng 2 bờ ven sông Hồng trước kế hoạch quy hoạch

Hiện trạng 2 bờ ven sông Hồng trước kế hoạch quy hoạch

VOV.VN - Cho đến nay, ở hai bờ sông Hồng, ta chỉ thấy hoặc là sự xâm lấn xây dựng tự phát, lộn xộn hoặc là vẻ hoang hóa, nhếch nhác.