Hai phụ nữ đương đầu với nạn giết người vì “danh dự” ở Pakistan

VOV.VN - Ở Pakistan 2 nghị sĩ nữ quyết đấu tranh với nạn giết phụ nữ hoặc thiếu nữ trong gia đình chỉ vì những người này làm gì đó “vấy bẩn” danh dự gia đình.

Naeema Kishwar quấn mình trong bộ burqa, chỉ chừa có đôi mắt. Bà thuộc về một chính đảng có mối liên hệ với lực lượng chiến binh Hồi giáo Taliban. Và bà thuộc về các vùng đất bộ lạc bảo thủ của Pakistan mà ở đó các bé gái bị giết chết chỉ vì tội đi học.

Một phụ nữ Pakistan. Ảnh: WonderList.

Trong khi đó Sughra Imam đôi khi đội khăn choàng lên mái tóc nhưng thường thì bà để đầu trần. Bà thuộc về một chính đảng tự do mà lãnh đạo của đảng này là bà Benazir Bhutto – nữ thủ tướng đầu tiên của quốc gia đông người Hồi giáo này, đã bị các kẻ cực đoan ám sát. Bà xuất thân từ một gia đình Pakistan nổi tiếng và được ăn học ở Đại học Havard (Mỹ).

Nhưng ít nhất có một thứ kết nối 2 người phụ nữ này: Họ đã dành thời gian trong sự nghiệp chính trị của mình để tranh đấu cho quyền lợi và tính mạng của phụ nữ.

Chung một “chiến tuyến”

Mặc dù 2 người chưa gặp nhau, và nhiều khi đối lập nhau, Kishwar và Imam đã tình cờ trở thành đồng minh trong cuộc chiến nhằm thông qua một bộ luật lịch sử bảo vệ phụ nữ khỏi tình trạng bị “tàn sát” bởi chính các người thân trong gia đình.

Pakistan có một hệ thống pháp luật phức tạp kết hợp giữa luật Sharia Hồi giáo và thông luật Anh Quốc. Các luật được thông qua ở nước này hàng thế kỷ trước cho phép nhiều người thân trong gia đình được tự do thoát tội dù cố tình giết người vì “danh dự”.

Danh dự một gia đình có thể bị “vấy bẩn” bởi một điều gì đó rất cỏn con như ngồi cạnh một nam giới không rõ danh tính, hay giúp một người bạn gái chạy “theo giai”. Trong hoàn cảnh nào, “danh dự” của một gia đình đều gắn chặt với chuyện trinh tiết của phụ nữ.

Luật Pakistan quy định rằng người thân của một nạn nhân trong một vụ giết người có thể tha thứ cho kẻ thủ ác. Họ có thể thậm chí nhận tiền để đổi lấy tự do cho sát thủ.

Các nhóm nhân quyền đã lập luận rằng trong trường hợp giết người vì “danh dự”, điều luật này sẽ tạo quyền miễn trừ cho kẻ sát nhân, bởi lẽ cả nạn nhân và kẻ phạm tội thường đều là người trong cùng một nhà. Tuy nhiên, các nhóm Hồi giáo cứng rắn lại bảo vệ việc tha thứ và xem đó là một chỉ dụ của kinh Koran.

Bước ngoặt

Tuy nhiên tâm lý quốc gia này bắt đầu thay đổi vào năm ngoái (2015) nhờ vào sự lên ngôi của truyền thông xã hội và sự phổ biến các kênh truyền hình với nội dung về các cô gái đi theo tiếng gọi của tình yêu và chống lại nạn tấn công tình dục.

Các kênh truyền hình bắt đầu phản ánh về nạn giết người vì “danh dự”. Người Pakistan ngày càng tức giận do một loạt các vụ giết người man rợ xảy ra với tần suất lớn đến mức không thể xem là các trường hợp riêng lẻ nữa. Trong số các vụ này có các trường hợp như một cô gái bị mẹ thiêu cháy, một ngôi sao trên mạng xã hội bị anh trai chuốc thuốc và siết cổ, một thiếu nữ bị một hội đồng bộ lạc trói và thiêu vì tội giúp một người bạn “theo giai”.

Imam nói: “Pakistan đang thay đổi. Hầu hết người dân ở Pakistan là trẻ tuổi. Họ đang tìm kiếm sự thay đổi”.

Sau khi Imam trở thành thượng nghị sĩ cách đây 7 năm, người nghèo bắt đầu đến gặp bà để kể các câu chuyện về một gã đàn ông đã giết vợ mình sau khi thấy cô nói chuyện với một người đàn ông khác, hay một người anh trai giết em gái vì mối quan hệ “bất chính”.

Imam nói: “Đây là những người phụ nữ mà tôi không hề biết tên. Họ không hề được truyền thông đề cập đến. Tôi nghĩ: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ những người phụ nữ thấp cổ bé họng này?”

Nữ nghị sĩ Pakistan Imam. Ảnh: Alchetron.

Bà nhận ra rằng những nam giới giết phụ nữ theo cách này thường không biểu hiện sự lo lắng nào về việc phải đi tù.

Imam nói tiếp: “Chẳng kẻ nào sợ cả. Họ không bao giờ cảm thấy mình có thể bị trừng trị. Họ biết mình sẽ được tha tội”.

Bà khẳng định rằng các quy định của đạo Hồi về tha thứ không nhằm vào các đối tượng cố ý giết người. Điều khoản tha thứ, theo bà, là để chấm dứt mối thù truyền kiếp giữa các gia đình, để mang lại yên bình, chứ không phải để người ta có thể giết người mà lại thoát tội. “Luật [Hồi giáo] đã bị bóp méo.”

Không khoan nhượng

Khi Imam bắt đầu soạn thảo dự luật của mình vào thời điểm cách nay 3 năm, bà muốn loại các vụ giết người này khỏi một luật Hồi giáo có tên là Qisas và Diyat, mà theo đó gia đình nạn nhân có thể tha thứ cho sát thủ.

Bà dành hàng tiếng đồng hồ nghiền ngẫm các văn bản tôn giáo. Giải pháp duy nhất mà bà tìm thấy là loại việc giết người vì “danh dự” này ra khỏi luật Hồi giáo, và cấm tiệt việc tha thứ cho kẻ sát nhân.

Bà nói: “Tôi không muốn đề cập đến việc tha thứ trong luật. Tôi muốn kẻ nào mà muốn giết người nhân danh “danh dự” thì phải biết rằng y có thể bị kết án tử hình”.

Do đảng của Imam chiếm đa số trong Thượng viện, bà không cần sự đồng thuận để cho dự luật của bà có thể được thông qua. Nhưng bà muốn đạt một thỏa thuận với các đảng phái tôn giáo, bởi lẽ sự hậu thuẫn của các đảng này sẽ làm tăng khả năng giới cảnh sát và thẩm phán chịu thực thi luật mới.

Imam từ chối trả lời phỏng vấn trên các kênh địa phương, tránh xuất hiện trên các diễn đàn vì sợ có thể gây kích động cho ai đó. Thay vào đó, bà âm thầm đàm phán với các chức sắc tôn giáo.

Có một tiền lệ. Các đảng tôn giáo của Pakistan từng tạo ra một ngoại lệ trước đây khi nước này thông qua dự luật chống khủng bố. Theo luật này, một thủ phạm bị kết án tử hình sẽ không được ân giảm.

Imam có vóc dáng nhỏ nhắn trái ngược với tính cách kiên cường của bà. Imam kiên trì bám riết các nghị sĩ cho đến khi họ đồng ý với dự thảo của bà. Thậm chí vào năm ngoái, một số thượng nghị sĩ của đảng Jamiat-e-Ulema-e-Islam cứng rắn của Kishwar cũng nằm trong số 104 thành viên Thượng viện đã nhất trí thông qua dự luật của Imam.

Thế nhưng luật của Imam không ra được Hạ viện có quyền lực hơn do Liên đoàn Hồi giáo Pakistan bảo thủ thống trị. Dự luật của Imam tạm thời chết ở đây...

Chiến thắng lịch sử

Trong khi đó hoạt động của bà Kishwar được hình thành từ cách giải thích nghiêm ngặt của bà về tôn giáo. Bà kiên định ủng hộ chuyện nam nữ thụ thụ bất thân.

Bà giống với Kishwar ở chỗ bà muốn trừng phạt tội giết người vì “danh dự”. Nhưng bà khác với Imam ở chỗ bà bảo vệ chuyện tha thứ ở một mức độ nhất định vì theo Kishwar, đạo Hồi cho phép các gia đình hòa giải.

Dự luật của Imam có thể được hồi sinh nếu như chính phủ triệu tập được một phiên họp chung của Thượng viện và Hạ viện. Điều này đã không xảy ra cho tới khi có một bộ phim tài liệu gây xúc động lòng người nói về nạn giết người vì “danh dự” này. Bộ phim đã đoạt giải thưởng hàn lâm năm nay.

Ngày bỏ phiếu về dự luật đã đến gần. Các nghị sĩ, trong đó có một số phụ nữ, đi quanh hội trường quốc hội thì thầm với nhau.

Kishwar đặt một cuốn kinh Koran trên bàn của mình. Bà đứng lên, khua cuốn kinh Koran và đọc một đoạn trong đó. Bà cảnh báo rằng dự luật nào mà xóa bỏ hoàn toàn chuyện tha thứ thì sẽ không được thông qua.

Cuối cùng các nghị sĩ đã thông qua dự luật với đa số áp đảo.

Bà Kishwar đã chiến thắng và đạt được thỏa hiệp mà bà mong muốn – vừa bảo vệ phụ nữ nhưng vẫn không vi phạm luật Hồi giáo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bi kịch của người phụ nữ chuyển giới ở Pakistan
Bi kịch của người phụ nữ chuyển giới ở Pakistan

VOV.VN - Mới đây vụ sát hại một phụ nữ chuyển giới Pakistan đã làm hé lộ cảnh ngộ và bi kịch của cộng đồng chuyển giới ở quốc gia Nam Á này.

Bi kịch của người phụ nữ chuyển giới ở Pakistan

Bi kịch của người phụ nữ chuyển giới ở Pakistan

VOV.VN - Mới đây vụ sát hại một phụ nữ chuyển giới Pakistan đã làm hé lộ cảnh ngộ và bi kịch của cộng đồng chuyển giới ở quốc gia Nam Á này.

Hồi ức của một nữ nô lệ tình dục trong nhà chiến binh IS
Hồi ức của một nữ nô lệ tình dục trong nhà chiến binh IS

VOV.VN - Mỗi buổi sáng, tên Al-Russiyah lột trần truồng các cô gái, rồi ngắm nghía từng cô trước khi quyết định sẽ quan hệ tình dục với cô nào trong ngày đó.

Hồi ức của một nữ nô lệ tình dục trong nhà chiến binh IS

Hồi ức của một nữ nô lệ tình dục trong nhà chiến binh IS

VOV.VN - Mỗi buổi sáng, tên Al-Russiyah lột trần truồng các cô gái, rồi ngắm nghía từng cô trước khi quyết định sẽ quan hệ tình dục với cô nào trong ngày đó.

Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị
Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị

VOV.VN - Tình trạng này tại xứ Kim Tự Tháp đã đạt đến mức độ mà người ta gọi là “khủng bố tình dục”.

Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị

Cưỡng hiếp phụ nữ ở Ai Cập mang động cơ chính trị

VOV.VN - Tình trạng này tại xứ Kim Tự Tháp đã đạt đến mức độ mà người ta gọi là “khủng bố tình dục”.

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?
Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Khủng bố IS ép nhiều nô lệ tránh thai để lạm dụng tình dục liên tục
Khủng bố IS ép nhiều nô lệ tránh thai để lạm dụng tình dục liên tục

VOV.VN - Khủng bố Hồi giáo cực đoan IS tàn ác về mọi mặt. Chúng không chỉ chặt đầu các nam giới mà còn bóc lột tình dục các phụ nữ một cách tàn nhẫn.

Khủng bố IS ép nhiều nô lệ tránh thai để lạm dụng tình dục liên tục

Khủng bố IS ép nhiều nô lệ tránh thai để lạm dụng tình dục liên tục

VOV.VN - Khủng bố Hồi giáo cực đoan IS tàn ác về mọi mặt. Chúng không chỉ chặt đầu các nam giới mà còn bóc lột tình dục các phụ nữ một cách tàn nhẫn.