Người dân Đồng Kỵ nô nức đi rước pháo

VOV.VN - Rước pháo là một lễ hội có từ lâu đời của người dân làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Bắc Ninh.
 

Lễ hội rước pháo phường Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) có từ đời Vua Hùng Vương thứ 6 để cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Pháo được cất tại nhà truyền thống của làng.
Làng đã chọn ra 4 người đến tuổi 50 ở mỗi giáp đóng vai ông đám. Các ông đám làm lễ để xin rước pháo ra ngoài.
Các bà đám trước giờ rước pháo, họ là những người phụ nữ tròn 50 tuổi của làng.
Danh sách những người được tham gia rước pháo được dán bên ngoài nhà truyền thống.
Ngay sau khi các ông đám làm lễ xong, 2 quả pháo khổng lồ được đưa ra ngoài sân để chuẩn bị cho lễ rước.
Hai đầu pháo đươc trang trí với hình mặt trống đồng gọi là pháo nhất...
và hình ngôi sao 5 cánh gọi là pháo nhị.
Thân pháo cũng được trang trí với hình tứ linh: Long, Ly, Quy và Phượng.
Bên cạnh đó, hai quả tràng pháo cũng được chia thành 2 loại là tràng pháo nhất và tràng pháo nhị. Tràng pháo nhị với hình chim phượng.
Và tràng pháo nhất với hình kì lân.
Không chỉ người dân làng hay du khách trong nước, lễ hội rước pháo cũng nhận được sự quan tâm, tìm hiểu của các vị khách nước ngoài.
Đúng 9h sáng, lễ rước pháo bắt đầu, Pháo được di chuyển từ nhà truyền thống đến đình làng.
Pháo được 30 người (dưới 50 tuổi) thay phiên nhau rước.
Nghi lễ rước pháo này cũng là tâm điểm của hội làng Đồng Kỵ
Những hoạt động văn hóa truyền thống như múa lân, múa rồng được diễn ra trong quá trình rước pháo.
Người cao tuổi trong làng tham gia đoàn rước pháo.
Người dân trong làng và du khách thập phương đứng chật kín hai bên đường chào đón đám rước đi qua.
Trẻ em được người lớn bế hoặc cõng trên vai để có thể xem được đoàn rước pháo.
Người dân đứng chờ đoàn rước pháo trong sân đình.
Pháo được đám rước đưa vào trong đình.
Do không được phép đốt pháo nên các đám rước sẽ khuấy động không khí bằng cách nhảy lên, vỗ tay và hét lớn thay tiếng pháo.
Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ là một lễ hội lâu đời được diễn ra trong 4 ngày (từ mùng 4 đến hết mùng 7 Tết Dinh Dậu). Lễ hội cũng góp phần giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Náo nức lễ hội Đua thuyền truyền thống ở Phan Thiết
Náo nức lễ hội Đua thuyền truyền thống ở Phan Thiết

VOV.VN - Lễ hội đua thuyền đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với người dân xứ biển Phan Thiết trong mỗi dịp đầu xuân.

Náo nức lễ hội Đua thuyền truyền thống ở Phan Thiết

Náo nức lễ hội Đua thuyền truyền thống ở Phan Thiết

VOV.VN - Lễ hội đua thuyền đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với người dân xứ biển Phan Thiết trong mỗi dịp đầu xuân.

Khám phá nét độc đáo của Lễ hội mừng lúa mới người Xê Đăng
Khám phá nét độc đáo của Lễ hội mừng lúa mới người Xê Đăng

VOV.VN - Những ngày đầu năm 2017, bà con dân tộc Xê Đăng, ở buôn Kon Hring, xã Ea Hđing, huyện Cư M’ga, tỉnh Đăk Lắk, hân hoan tổ chức Lễ hội mừng lúa mới.

Khám phá nét độc đáo của Lễ hội mừng lúa mới người Xê Đăng

Khám phá nét độc đáo của Lễ hội mừng lúa mới người Xê Đăng

VOV.VN - Những ngày đầu năm 2017, bà con dân tộc Xê Đăng, ở buôn Kon Hring, xã Ea Hđing, huyện Cư M’ga, tỉnh Đăk Lắk, hân hoan tổ chức Lễ hội mừng lúa mới.

Đến Tuyên Quang xem lễ hội Lồng tông
Đến Tuyên Quang xem lễ hội Lồng tông

VOV.VN -Lễ hội Lồng Tông bản Cuống ở xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) được tổ chức vào mùng 3 Tết mở màn cho hàng loạt lễ hội tung còn của người Tày

Đến Tuyên Quang xem lễ hội Lồng tông

Đến Tuyên Quang xem lễ hội Lồng tông

VOV.VN -Lễ hội Lồng Tông bản Cuống ở xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) được tổ chức vào mùng 3 Tết mở màn cho hàng loạt lễ hội tung còn của người Tày