Chùm ảnh: Đặc sắc nghi lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng

VOV.VN - Đây là nghi lễ tâm linh, mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, để công nhận sự trưởng thành của người đàn ông trong cộng đồng bản làng.

Đây là một nghi lễ tín ngưỡng tâm linh đánh dấu sự kiện quan trọng trong cuộc đời người đàn ông, chứng nhận người đàn ông trưởng thành, được thần linh, tổ tiên nhận mặt để khi chết được tổ tiên đón nhận.
Cho dù nhiều phong tục tập quán của người Dao đầu bằng đã mai một, nhưng đến nay Lễ Tủ Cải vẫn được tổ chức trong các làng bản Dao, bởi nó có những lễ thức mang ý nghĩa giáo huấn tốt đẹp.
Con trai người Dao từ 10 tuổi trở lên bắt buộc phải làm lễ Tủ Cải. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế mỗi gia đình nên có thể về già họ mới làm lễ.
Bào thai là những sợi dây leo cùng với những tấm vải đen truyền thống được dệt từ sợi cây lanh.
Lễ Tủ Cải cũng là quá trình mang thai, sinh nở của người mẹ. Người mẹ ở đây chính là các thầy cúng có nghĩa vụ thiêng liêng, hoài thai, ghép vào đứa bé phần linh hồn của người đàn ông.
Lễ Tủ Cải hay còn gọi là lễ đặt têm âm của người Dao đầu bằng ở Lai Châu thường được tổ chức vào mùa xuân, tháng 1 - 2 dương lịch.
Nếu chưa qua nghi lễ Tủ Cải cũng đồng nghĩa với việc chưa có linh hồn và vẫn chưa phải là con người thực thụ, có chết cũng không được làm ma, không được cộng đồng thừa nhận.
Nghi lễ rơi đài được sự hỗ trợ của 10 người đàn ông khỏe mạnh.
Người Dao Ðầu bằng quan niệm, ai muốn được công nhận là con cháu Bàn Vương - tức là thuộc huyết thống tộc người Dao, bắt buộc phải qua Lễ Tủ Cải, để khi chết đi linh hồn được quy tụ về đất tổ.
Sau khi sinh ra từ bào thai là những sợi dây leo, người đàn ông dân tộc Dao đầu bằng chính thứ trở thành người trưởng thành và được công đồng công nhận.
Sau Lễ Tủ Cải, người làm lễ có thêm ba người bố cũng chính là ba người thầy đã mang lại cho họ ba phần hồn và một cái tên mới.
Tên thứ hai là để giao tiếp khi cúng tổ tiên. Bởi theo phong tục của người dân tộc Dao khi cúng lễ tổ tiên họ kiêng dùng tên thật.
Thầy cả cầu trời đất phù hộ cho người được cấp sắc, cầu thần linh để phù hộ cho các gia đình để con cái lớn lên không có bệnh tật, mùa màng cấy đâu được đấy, vạn sự theo ý muốn, làm ăn phát đạt.
Theo ngôn ngữ của dân tộc Dao, Tủ Cải là lễ báo cáo với thần linh, tổ tiên về việc đặt tên thứ 2 (tên âm) cho người con trai khi đã trưởng thành.
Trước khi làm lễ Tủ Cải, cha mẹ của đứa trẻ phải đến nhà thầy cúng để xem các yếu tố có thể tổ chức lễ hay không, rồi gửi gắm con trai cho nhà thầy cúng khoảng 7 ngày để học nghi thức.
Với đàn ông Dao đầu Bằng, dù giàu hay nghèo, ai cũng phải có một lần làm Lễ Tủ Cải trong đời; người giàu có thể cúng trong 7 ngày, người nghèo cúng trong 3 ngày.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chùm ảnh: Những "dòng sông mây" kỳ ảo nơi ải Bắc Lai Châu
Chùm ảnh: Những "dòng sông mây" kỳ ảo nơi ải Bắc Lai Châu

VOV.VN - Vẻ đẹp hoang sơ núi rừng trong mây, cùng với những cảnh quan kỳ vĩ nơi ải Bắc Lai Châu đang là điểm đến của hàng nghìn du khách 

Chùm ảnh: Những "dòng sông mây" kỳ ảo nơi ải Bắc Lai Châu

Chùm ảnh: Những "dòng sông mây" kỳ ảo nơi ải Bắc Lai Châu

VOV.VN - Vẻ đẹp hoang sơ núi rừng trong mây, cùng với những cảnh quan kỳ vĩ nơi ải Bắc Lai Châu đang là điểm đến của hàng nghìn du khách 

Du khách thích thú tạo dáng giữa đồi hoa Tam Giác Mạch ở Lai Châu
Du khách thích thú tạo dáng giữa đồi hoa Tam Giác Mạch ở Lai Châu

VOV.VN - Những đồi hoa Tam Giác Mạch đang là sản phẩm dịch vụ mới đối với du lịch cộng đồng, sinh thái ở Lai Châu.

Du khách thích thú tạo dáng giữa đồi hoa Tam Giác Mạch ở Lai Châu

Du khách thích thú tạo dáng giữa đồi hoa Tam Giác Mạch ở Lai Châu

VOV.VN - Những đồi hoa Tam Giác Mạch đang là sản phẩm dịch vụ mới đối với du lịch cộng đồng, sinh thái ở Lai Châu.