Kịch tính trận huyết chiến Kamdesh giữa lính Mỹ và phiến quân Taliban

VOV.VN - Trận chiến quá chênh lệch về lực lượng nhưng các quân nhân Mỹ đã giữ vững được chốt trước cơn mưa đạn của các tay súng Taliban bao vây.

Trận chiến Kamdesh vào tháng 10/2009 là một trong những trận đẫm máu nhất đối với binh sĩ Mỹ trong toàn bộ cuộc xung đột ở Afghanistan. Trong trận này, một tiền đồn của lính Mỹ đã bị đối phương chiếm một phần sau một đợt tấn công dữ dội của hơn 300 phiến quân Hồi giáo Taliban.

Lính Mỹ tại chiến trường Afghanistan. Ảnh: WarHistoryOnline.

Khi trận chiến kéo dài trong ngày tại tiền đồn Keating ở thị trấn Kamdesh kết thúc, 9 lính Mỹ thiệt mạng và hơn 20 quân nhân khác bị thương. Phía Taliban mất tới hơn 150 tay súng, tương đương một nửa lực lượng tấn công.

Khoảng 50 lính Mỹ tại đồn này đã được nhận huân huy chương các loại. Hai trong số họ được trao Huân chương Danh dự. Thượng sĩ Clinton Romesha là một trong hai người có vinh dự này.

Mặt trận Afghanistan

Romesha sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống binh nghiệp. Cha anh ta từng tham chiến ở Đông Dương, ông của anh ta từng tham chiến ở Normandy hồi Thế chiến 2. Hai trong số 4 anh chị em của anh này cũng từng phục vụ trong quân đội.

Romesha tòng quân vào năm 1999 và ban đầu được huấn luyện để tham gia kíp xe tăng M1 Abrams. Anh ta sau đó tình nguyện tham chiến ở Iraq để hỗ trợ cho Chiến dịch Tự do Iraq sau khi nhận được tin một trong những người thầy của mình trong Lục quân Mỹ đã thiệt mạng trong chiến đấu tại đó.

Tháng 5/2009, Romesha được điều sang Afghanistan, nơi anh đã rơi vào một trong trận đấu súng dữ dội nhất của cuộc Chiến tranh Afghanistan.

Vào thời điểm trên, chiến lược của quân đội Mỹ là triển khai các đơn vị nhỏ ở các tiền đồn tác chiến được yểm trợ bằng không quân và các binh sĩ tăng cường ở các cơ sở gần đó.

Mục đích của chiến lược này là ngăn cản Taliban tiếp cận các tuyến đường ở biên giới với Pakistan, đồng thời hậu thuẫn cho các lực lượng quân sự Quốc gia Afghanistan. Tiền đồn Keating ở Kamdesh là một trong các tiền đồn như thế.

Vào tháng 10/2009, người Mỹ chủ trương rút về bảo vệ những khu vực đông dân hơn. Thật không may, đúng lúc đang rút lực lượng khỏi tiền đồn Keating thì Taliban ra tay, vào ngày 3/10/2009.

Giao tranh một mất một còn

Núi non bao quanh tiền đồn Keating tất cả các phía. Ngoài ra đồn này còn nhận được hỗ trợ từ tiền đồn Fritsche cách đó 2km ở địa hình cao hơn. Thực ra trước ngày 3/10, Keating đã là nơi hứng chịu các cuộc tấn công gần như “cơm bữa” của lực lượng Taliban, và các quân nhân Mỹ bảo vệ đồn này đã quen với chuyện đó.

Đồn Keating nhìn từ trên cao.

Đồn Keating được bảo vệ bằng 50 quân nhân Mỹ cộng với 20 binh sĩ của Quân đội Quốc gia Afghanistan.

Vào khoảng 6h ngày 3/10/2009, khi nhiều binh sĩ đồn trú vẫn còn ngủ, hơn 300 phiến quân Taliban mở cuộc tấn công phối hợp quy mô lớn, sử dụng hỏa lực súng trường, súng B-41, súng máy phòng không và một khẩu súng không giật (bắn đạn pháo).

Khi hàng ngàn viên đạn trút như mưa xuống đồn, các binh sĩ Mỹ hiểu rằng đây không phải là cuộc tấn công thường lệ vào buổi sáng. Gần như ngay lập tức, hầu hết các lính Afghanistan bỏ chạy khỏi vị trí, lao về doanh trại và bỏ mặc cho lính Mỹ tự lo liệu.

Dưới cơn mưa đạn, Romesha lao ra trinh sát tình hình rồi quay về doanh trại để tổ chức lại những lính Afghanistan còn đó, khi ấy đang bị chế áp bởi hỏa lực bắn tỉa.

Cho tới thời điểm đó, trận chiến đã diễn ra được vài tiếng đồng hồ. Quân Taliban đã vượt qua vành ngoài và phóng hỏa đốt kho vũ khí.

Romesha dẫn đầu nhóm chiếm lại nhà kho và đẩy lui lực lượng địch xâm nhập. Anh đã vô hiệu hóa một đội súng máy của Taliban trước khi kịp nấp sau một máy phát điện.

Ngay lập tức, một trái đạn chống tăng lao trúng vào máy phát điện. Các mảnh của quả đạn B-41 găm qua cánh tay, vai và cổ của Romesha.

Giữ vững trận địa

Bất chấp các vết thương trên người, Romesha băng mình qua địa hình trống trải dưới hỏa lực bắn rát của đối phương, tiếp tục tổ chức một tổ kháng cự mới.

Trong lúc lao qua lao lại để tập hợp binh sĩ và trực tiếp tiêu diệt địch, Romesha luôn giữ liên lạc qua điện đài với trung tâm tác chiến chiến thuật. Anh đã thành công trong việc gọi máy bay loại bỏ hỏa điểm súng không giật đã giội bão lửa xuống đồn Keating trong nhiều giờ đồng hồ.

Trận đánh kéo dài khoảng 10 tiếng đồng hồ. Romesha liên tục giữ quyết tâm bảo vệ đồng đội. Anh không ngừng bắn yểm trợ cho những người bị thương. Khi quân Hồi giáo Taliban cố lôi đi thi thể các đồng đội của anh, Romesha đã bất chấp nguy hiểm lao về phía trước hơn 100m và bắn thẳng vào đội hình địch, ngăn chặn ý đồ lấy xác quân nhân Mỹ.

Phải mất hơn 10 tiếng đồng hồ thì lực lượng phản ứng nhanh Mỹ mới tới được đồn Keating để giải cứu cho đồng đội. Nguyên do là địa hình nơi đây phức tạp và trực thăng chở quân bị bắn dữ dội.

Cuối cùng lực lượng Taliban cũng phải từ bỏ cuộc tấn công và rút khỏi căn cứ. Hơn 150 phiến quân Taliban đã bị tiêu diệt trong trận đánh này.

Quân nhân Mỹ Clinton Romesha. Ảnh: WarHistoryOnline.

Đồn Keating đã được sơ tán chỉ 2 ngày sau cuộc tấn công. Những gì còn lại sau trận đánh đã bị phi cơ Mỹ giội bom phá hủy nốt để ngăn số đạn dược còn lại rơi vào tay đối phương.

Khi quay về Mỹ, Romesha đã giải ngũ và chuyển về Bắc Dakota để sống với vợ con.

Tháng 2/2013 Romesha được trao Huân chương Danh dự tại một buổi lễ ở Nhà Trắng. Anh cảm thấy khó xử khi nhận phần thưởng này vì anh cho rằng các quân nhân Mỹ khác tham gia trận đánh Kamdesh cũng xứng đáng nhận huân chương này.

Trận Kamdesh suýt trở thành một thảm họa quân sự đối với Mỹ nếu những người lính tại đồn Keating đã không thực sự quyết tâm phòng ngự./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Từ khả năng tấn công Syria, nghĩ về vụ khủng bố 11/9
Từ khả năng tấn công Syria, nghĩ về vụ khủng bố 11/9

VOV.VN - Mở đầu thế kỷ 21, sự kiện buồn thảm 11/9 ở nước Mỹ cho đến nay vẫn là lời cảnh tỉnh sâu sắc trên nhiều phương diện.

Từ khả năng tấn công Syria, nghĩ về vụ khủng bố 11/9

Từ khả năng tấn công Syria, nghĩ về vụ khủng bố 11/9

VOV.VN - Mở đầu thế kỷ 21, sự kiện buồn thảm 11/9 ở nước Mỹ cho đến nay vẫn là lời cảnh tỉnh sâu sắc trên nhiều phương diện.

Bất ngờ về các phụ nữ trong quân đội Mỹ
Bất ngờ về các phụ nữ trong quân đội Mỹ

VOV.VN - Một tỷ lệ đáng kể quân nhân Mỹ là nữ giới. Họ đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau, kể cả vị trí chiến đấu với mức độ vất vả và xông xáo như nam giới.

Bất ngờ về các phụ nữ trong quân đội Mỹ

Bất ngờ về các phụ nữ trong quân đội Mỹ

VOV.VN - Một tỷ lệ đáng kể quân nhân Mỹ là nữ giới. Họ đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau, kể cả vị trí chiến đấu với mức độ vất vả và xông xáo như nam giới.

Mỹ sẽ điều 300 lính thủy đánh bộ tới Afghanistan
Mỹ sẽ điều 300 lính thủy đánh bộ tới Afghanistan

VOV.VN - Khoảng 300 lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ được điều tới tỉnh Helmand ở để hỗ trợ các lực lượng an ninh địa phương trong cuộc chiến chống lại Taliban.

Mỹ sẽ điều 300 lính thủy đánh bộ tới Afghanistan

Mỹ sẽ điều 300 lính thủy đánh bộ tới Afghanistan

VOV.VN - Khoảng 300 lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ được điều tới tỉnh Helmand ở để hỗ trợ các lực lượng an ninh địa phương trong cuộc chiến chống lại Taliban.

Trận chiến vành đai Busan trong Chiến tranh Triều Tiên
Trận chiến vành đai Busan trong Chiến tranh Triều Tiên

VOV.VN - Trận vành đai Busan là bước ngoặt trong Chiến tranh Triều Tiên, nơi quân đội Triều Tiên khựng lại sau khi liên tục tiến đánh đối phương như chẻ tre.

Trận chiến vành đai Busan trong Chiến tranh Triều Tiên

Trận chiến vành đai Busan trong Chiến tranh Triều Tiên

VOV.VN - Trận vành đai Busan là bước ngoặt trong Chiến tranh Triều Tiên, nơi quân đội Triều Tiên khựng lại sau khi liên tục tiến đánh đối phương như chẻ tre.

Chiến đấu cơ F-16 Mỹ thoát nạn sau khi trúng đạn của Taliban
Chiến đấu cơ F-16 Mỹ thoát nạn sau khi trúng đạn của Taliban

VOV.VN- Dù bị Taliban bắn trúng gây hư hại nghiêm trọng, chiến đấu cơ F-16 của Mỹ vẫn kịp bay về căn cứ sau khi vứt bỏ đạn dược và 2 thùng nhiên liệu.

Chiến đấu cơ F-16 Mỹ thoát nạn sau khi trúng đạn của Taliban

Chiến đấu cơ F-16 Mỹ thoát nạn sau khi trúng đạn của Taliban

VOV.VN- Dù bị Taliban bắn trúng gây hư hại nghiêm trọng, chiến đấu cơ F-16 của Mỹ vẫn kịp bay về căn cứ sau khi vứt bỏ đạn dược và 2 thùng nhiên liệu.