Quy hoạch đô thị: Khi giao thông công cộng chỉ được coi là thứ yếu

VOV.VN - Tổ chức giao thông công cộng không được tính đến để làm trước trong quy hoạch đô thị đang tạo ra sự mất cân đối và thiếu tính đồng bộ.

Ngày 21/10, Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và Quỹ Môi trường toàn cầu tổ chức Hội thảo quốc tế về giao thông công cộng hướng tới phát triển đô thị xanh, bền vững.

Chương trình Phát triển đô thị Quốc gia năm 2012 đến năm 2020 đã đưa ra mục tiêu về hệ thống giao thông công cộng phải đạt tối thiểu đối với đô thị loại I là từ 20-30%, loại II, loại III đạt từ 10-15%.

Rất khó tổ chức giao thông công cộng khi không được tính và làm trước trong quy hoạch đô thị hiện nay. (Ảnh minh họa: KT)
Tuy nhiên, hiện tỷ lệ này tại các đô thị còn thấp, phần lớn là vận chuyển bằng taxi, khối lượng vận chuyển bằng xe buýt thực tế còn thấp và đang có chiều hướng giảm.

Việc triển khai giao thông công cộng ở các đô thị đang gặp không ít khó khăn, thách thức như quy hoạch thiếu đồng bộ; các dự án chậm tiến độ, thiếu tính kết nối và chất lượng dịch vụ chưa cao. Trong khi đó phương tiện giao thông cá nhân ngày càng tăng cao, gây tắc đường và ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở đô thị…

Tại hội thảo, các đại biểu trong nước và quốc tế đã chia sẻ kinh nghiệm phát triển giao thông công cộng tại nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ… và khẳng định, phát triển giao thông công cộng là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển đô thị xanh, bền vững.

Tại Việt Nam, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM, cần phát triển hợp lý hệ thống vận tải công cộng, trong đó phát triển mạnh hệ thống xe buýt, đầu tư xây dựng các tuyến như đường sắt trên cao và tàu điện ngầm để phấn đấu đạt tỷ lệ vận tải hành khách công cộng ít nhất là 25-30%.

PGS. TS Vũ Thị Vinh, nguyên Tổng thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam nhấn mạnh, trong quy hoạch cần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi bộ và xe đạp tiếp cận thuận lợi tới hệ thống giao thông công cộng. Đây là cơ sở quan trọng để giao thông công cộng có sức hấp dẫn.

“Việt Nam làm quy hoạch đô thị nhưng giao thông công cộng lại làm sau, có khi rất lâu sau đó mới làm và coi giao thông công cộng là nội dung thứ yếu trong công tác quy hoạch. Nếu như thế đến khi tổ chức giao thông công cộng sẽ không có đất để thực hiện. Với những trạm đỗ xe buýt bình thường có thể thực hiện được, nhưng khi có các phương tiện có sức chuyên chở lớn vẫn phải đáp ứng nhu cầu về trạm đỗ xe, chỗ gửi xe đạp cho người sử dụng giao thông công cộng”, PGS. TS Vũ Thị Vinh chỉ rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam dành 20 tỷ USD hiện đại hóa giao thông công cộng
Việt Nam dành 20 tỷ USD hiện đại hóa giao thông công cộng

Việt Nam sẽ dành 20 tỷ USD hiện đại hóa giao thông công cộng từ nay đến 2020 qua đó giải quyết nhu cầu đi lại của nhân dân.

Việt Nam dành 20 tỷ USD hiện đại hóa giao thông công cộng

Việt Nam dành 20 tỷ USD hiện đại hóa giao thông công cộng

Việt Nam sẽ dành 20 tỷ USD hiện đại hóa giao thông công cộng từ nay đến 2020 qua đó giải quyết nhu cầu đi lại của nhân dân.

ĐBQH: “Cần công khai thông tin về quy hoạch đô thị, đấu thầu, mua sắm“
ĐBQH: “Cần công khai thông tin về quy hoạch đô thị, đấu thầu, mua sắm“

VOV.VN -Theo đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh, những thông tin như: quy hoạch đô thị, đấu thầu, mua sắm, sửa chữa… cần công khai để dân biết.

ĐBQH: “Cần công khai thông tin về quy hoạch đô thị, đấu thầu, mua sắm“

ĐBQH: “Cần công khai thông tin về quy hoạch đô thị, đấu thầu, mua sắm“

VOV.VN -Theo đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh, những thông tin như: quy hoạch đô thị, đấu thầu, mua sắm, sửa chữa… cần công khai để dân biết.

Công bố quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội tới năm 2030
Công bố quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội tới năm 2030

VOV.VN - Sáng 30/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050.

Công bố quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội tới năm 2030

Công bố quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội tới năm 2030

VOV.VN - Sáng 30/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050.