Chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng

VOV.VN - Ông bà ta đã có câu ”Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Hãy cùng khám phá cách chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm đầy đủ nhất.

Ngày Rằm tháng Giêng, thông thường, các gia đình sẽ sắm hai lễ: Một là cúng Phật cúng thần linh, thành ngữ có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”; hai là cúng gia tiên vào giờ ngọ “Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.

Mâm cỗ cúng Phật

Theo quan niệm của người theo đạo Phật, rằm tháng Giêng thường tránh sát sinh, mọi người sẽ ăn chay để cầu bình an và may mắn cho cả năm. Chính vì vậy lễ vật để dâng lên cúng rằm tháng Giêng thường là hoa quả, xôi chè, các món chay thanh đạm.

Mâm cỗ chay thường có 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: đỏ (hỏa), xanh (mộc), đen (thổ), trăng (thủy), và vàng (kim). Nguyên liệu cho mâm cỗ chay thường là các món được chế biến từ rau củ xào hoặc luộc, có thể có thêm bánh trôi nước với mong muốn cả năm mọi việc đều trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.

 

Mâm cỗ cúng gia tiên

Những gia đình không theo đạo Phật, mâm cỗ cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, khá giống với mâm cỗ dành cho ngày Tết. Mâm cỗ thường có 4 bát, 6 đĩa hoặc có thể là nhiều hơn. Trong đó 4 bát gồm: Bát măng hầm, bát bóng thả, bát miến, bát mọc, 6 đĩa gồm: Thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và nước chấm.

Như vậy tổng cộng là tròn 10 món cho một mâm cỗ cúng. Những món ăn trong mâm cỗ cũng thể hiện những ước mong riêng của người Việt như: Bánh chưng là tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài; Thịt lợn đã qua chế biến thuộc về âm, còn dưa hành rau củ thuộc về dương, âm dương kết hợp hài hòa tượng trưng cho sự phát triển.

Ngoài ra trong mâm cỗ cúng còn có thêm cơm tẻ là lương thực ăn hàng ngày. Mâm cỗ có cả nếp lẫn tẻ, có âm có dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở.

Ngày nay, các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm tháng Giêng, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các loại vị. Vị mặn từ nước chấm, vị cay từ ớt, vị chua của đĩa dưa hành muối, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên một mâm cỗ đủ đầy phong vị để cầu mong an lành trong năm mới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khám phá Tết Việt qua những trò chơi dân gian
Khám phá Tết Việt qua những trò chơi dân gian

VOV.VN - Đôi khi tìm về cội nguồn thông qua những trò chơi dân gian ngày Tết cũng là cách để chúng ta hiểu và thêm yêu hơn những giá trị truyền thống.

Khám phá Tết Việt qua những trò chơi dân gian

Khám phá Tết Việt qua những trò chơi dân gian

VOV.VN - Đôi khi tìm về cội nguồn thông qua những trò chơi dân gian ngày Tết cũng là cách để chúng ta hiểu và thêm yêu hơn những giá trị truyền thống.

Mẹo giữ đào, quất cho năm sau
Mẹo giữ đào, quất cho năm sau

VOV.VN - Một vài gợi ý giúp các gia đình có thể trồng lại các gốc đào, quất cho năm sau mà vẫn có thể đơm hoa, kết trái theo ý muốn.

Mẹo giữ đào, quất cho năm sau

Mẹo giữ đào, quất cho năm sau

VOV.VN - Một vài gợi ý giúp các gia đình có thể trồng lại các gốc đào, quất cho năm sau mà vẫn có thể đơm hoa, kết trái theo ý muốn.

Món ngon 3 miền ngày Tết
Món ngon 3 miền ngày Tết

VOV.VN - Cùng điểm qua mâm cỗ Tết 3 miền để thấy sự độc đáo, hấp dẫn trong từng món ăn truyền thống.

Món ngon 3 miền ngày Tết

Món ngon 3 miền ngày Tết

VOV.VN - Cùng điểm qua mâm cỗ Tết 3 miền để thấy sự độc đáo, hấp dẫn trong từng món ăn truyền thống.