Việt Nam sắp khánh thành đài thiên văn đầu tiên

Các thiết bị thiên văn đang được lắp đặt, dự kiến hoàn thành trước Tết Nguyên đán và đưa vào hoạt động từ tháng 3/2017.

Thành phố du lịch Nha Trang sẽ là nơi đặt đài thiên văn đầu tiên của Việt Nam. 

Theo PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Vệ tinh Quốc gia, đơn vị này đang tiến hành xây dựng Bảo tàng Vũ trụ Việt Nam tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc và hai đài thiên văn, một ở Nha Trang, Khánh Hòa, một ở Hà Nội. Đây là hợp phần quan trọng trong Dự án Trung tâm Vệ tinh Quốc gia-dự án khoa học công nghệ lớn nhất từ trước đến nay với tổng vốn đầu tư 600 triệu USD (hơn 12 nghìn tỷ đồng).

Đài quan sát thiên văn đầu tiên sẽ đặt tại Hòn Chồng, một trong những điểm du lịch của thành phố biển Nha Trang, cũng là một trong những nơi quan sát thiên văn tốt nhất ở Việt Nam. Đài thiên văn gồm một kính thiên văn có đường kính 0,5m và một nhà vòm có đường kính 9m. Hiện đang trong quá trình hoàn thiện lắp đặt nhà vòm và kính thiên văn.

Đài thiên văn đầu tiên của Việt Nam (ảnh: Tuổi trẻ)

Sau khi hoàn thiện và đi vào hoạt động từ tháng 3/2017, đài thiên văn sẽ mở cửa đón người dân và du khách. Tại đây, du khách cũng như người dân địa phương, đặc biệt là học sinh, sinh viên có thể chiêm ngưỡng vũ trụ, các vì sao qua kính thiên văn hiện đại, xem các phim về vũ trụ, hành tinh, các chòm sao, lịch sử hình thành trái đất trong nhà vòm có sức chứa 60 người. Đài thiên văn đầu tiên của Việt Nam cũng có thể đưa vào tour tham quan Nha Trang của du khách khi đến đây.

PGS Phạm Anh Tuấn cho biết, các thiết bị tại Đài thiên văn ở Nha Trang và Hà Nội đều được nhập khẩu từ Ý, là những thiết bị hiện đại, tiên tiến hiện nay. Tổng giá trị hai đài thiên văn ở Nha Trang và Hà Nội là 120 tỷ đồng. Đài thiên văn ở Nha Trang nhỏ hơn Hà Nội một chút, có giá trị gần 60 tỷ đồng.

Đài thiên văn ở Hà Nội dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ giữa năm 2018, cùng thời điểm với Bảo tàng Vũ trụ Việt Nam. Đài thiên văn này gồm một kính thiên văn có đường kính 0,5 m và một nhà vòm có đường kính 12 m, là nơi người dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên thủ đô và các vùng lân cận có thể chiêm ngưỡng vũ trụ bao la, nhất là những dịp đặc biệt như nhật thực, nguyệt thực, mưa sao băng…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đón xem mưa sao băng đầu tiên trong năm mới 2016
Đón xem mưa sao băng đầu tiên trong năm mới 2016

Đêm mùng 3 rạng sáng 4/1/2016, người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng trận mưa sao băng đầu tiên trong năm mới- mưa sao băng Quadrantid

Đón xem mưa sao băng đầu tiên trong năm mới 2016

Đón xem mưa sao băng đầu tiên trong năm mới 2016

Đêm mùng 3 rạng sáng 4/1/2016, người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng trận mưa sao băng đầu tiên trong năm mới- mưa sao băng Quadrantid

Ở Hà Nội có thể ngắm được mưa sao băng ngày 12/8?
Ở Hà Nội có thể ngắm được mưa sao băng ngày 12/8?

Nếu điều kiện thời tiết tốt thì ở Hà Nội hoàn toàn có thể quan sát tốt hiện tượng mưa sao băng vào khoảng 1-2h sáng 12/8.

Ở Hà Nội có thể ngắm được mưa sao băng ngày 12/8?

Ở Hà Nội có thể ngắm được mưa sao băng ngày 12/8?

Nếu điều kiện thời tiết tốt thì ở Hà Nội hoàn toàn có thể quan sát tốt hiện tượng mưa sao băng vào khoảng 1-2h sáng 12/8.

Ngắm mưa sao băng đẹp nhất năm ở Hà Nội vào đêm nay
Ngắm mưa sao băng đẹp nhất năm ở Hà Nội vào đêm nay

VOV.VN -Trong điều kiện thời tiết tốt, ở Hà Nội hoàn toàn có thể quan sát hiện tượng mưa sao băng vào khoảng 1-2h đêm nay.

Ngắm mưa sao băng đẹp nhất năm ở Hà Nội vào đêm nay

Ngắm mưa sao băng đẹp nhất năm ở Hà Nội vào đêm nay

VOV.VN -Trong điều kiện thời tiết tốt, ở Hà Nội hoàn toàn có thể quan sát hiện tượng mưa sao băng vào khoảng 1-2h đêm nay.

Việt Nam sắp đón mưa sao băng đẹp nhất năm với tần suất cực đại
Việt Nam sắp đón mưa sao băng đẹp nhất năm với tần suất cực đại

Vào đêm 13 rạng sáng 14/12, một trong hai cơn mưa sao băng đẹp nhất năm sẽ xuất hiện với tần suất cực đại có thể tới 120 vệt sao băng một giờ.

Việt Nam sắp đón mưa sao băng đẹp nhất năm với tần suất cực đại

Việt Nam sắp đón mưa sao băng đẹp nhất năm với tần suất cực đại

Vào đêm 13 rạng sáng 14/12, một trong hai cơn mưa sao băng đẹp nhất năm sẽ xuất hiện với tần suất cực đại có thể tới 120 vệt sao băng một giờ.