Singapore nhập khẩu cát, sao nước mình lại xuất khẩu cát?

VOV.VN -Tại sao Singapore không cho khai thác cát mà họ lại mở rộng lãnh thổ ra?Trong khi chúng ta không bồi đắp lại mà còn bán đi.

Hiện khu vực này có trên 260 điểm sạt lở bờ sông với tổng chiều dài sạt lở lên đến 450km. Trong khi đó, suốt trong thời gian qua, việc khai thác cát phục vụ cho sự phát triển và ngay cả xuất khẩu cát cũng diễn biến rầm rộ. Trong đó, lượng cát khai thác tại ĐBSCL đã lên tới hơn 28 triệu m3/năm, đa phần nhiều là cát mịn, cát đen dùng để san lấp, bởi cát thô, to đã trở nên cạn kiệt. Phóng viên VOV phỏng vấn PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu – Trường Đại học Cần Thơ.

Khai thác cát quá mức là nguyên nhân chính gây sạt lở ở ĐBSCL. (Ảnh minh họa)

PV: Qua khảo sát, nghiên cứu tình trạng sạt lở tại ĐBSCL, ông có thể phân tích những nguyên nhân chính gây nên tình trạng này?
PGS-TS Lê Anh Tuấn: Khai thác cát quá mức là nguyên nhân chính gây sạt lở ở ĐBSCL. Từ đó, gây biến đổi dòng chảy, mất ổn định bờ. Nguyên nhân thứ 2 là lượng phù sa đi đến ĐBSCL ngày càng giảm đi. Tức chúng ta lấy đi nhiều mà không có bù đắp lại nên dẫn đến tình trạng điểm bồi lắng càng ngày càng ít đi. Trong khi đó điểm sạt lở càng ngày càng nhiều. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân phụ như gia tăng mật độ xây dựng ở bờ sông cũng là một yếu tố hoặc là gia tăng hoạt động đường thủy của các ghe, tàu với tốc độ cao, mỗi lần di chuyển nhanh lấy đi ít đất. Nhưng cuối cùng thì cái chính vẫn là lấy cát quá nhiều nhưng lượng bổ sung trở lại quá ít.
PV: Việc khai thác tài nguyên cát hiện nay đã ở mức báo động lớn khi những số liệu dẫn chứng cho thấy tổng tải lượng trầm tích phù sa mà sông MeKong mang về vẫn chưa thấm vào đâu so với việc khai thác của con người phục vụ cho các hoạt động phát triển, trong đó có việc xuất khẩu cát. Ông có nhận xét gì về vấn đề đang rất bức xúc ở khu vực đang có diễn biến sạt lở phức tạp như hiện nay?
PGS-TS Lê Anh Tuấn: Cát trên thượng nguồn sông MeKong chảy về ĐBSCL đôi khi mất hàng chục năm hoặc thậm chí cả trăm năm. Như từ Trung Quốc hay Lào, Thái Lan… theo các dòng chảy di chuyển từ từ xuống mất rất nhiều năm. Nhưng khi chúng ta khai thác một mỏ cát như vậy thì có thể vài ba năm đã hết. Tức là thiên nhiên mất một thời gian rất dài để tạo ra khối lượng cát như vậy nhưng vài năm con người đã làm biến mất quá trình kiến tạo của thiên nhiên; đồng thời chúng ta phải nhắc lại ngày xưa chúng ta có những mỏ cát như Tân Châu, Năng Gù, Châu Đốc... là những hạt cát lớn, cát thô. Nhưng hiện nay gần như không còn ở ĐBSCL.
Bây giờ, do thiếu lượng cát nên phải lấy cả cát mịn thậm chí bùn cát cũng lấy để san lắp hoặc là thậm chí bán ra nước ngoài. Cách khai thác này gây ra tình trạng dòng chảy thiếu phù sa, hay dùng từ là “nước đói phù sa”. Khi đói nó phải ăn, ăn hai bên bờ, ăn dưới lòng sông. Và khi "ăn" như thế thì nó tạo ra những hàm ếch và gây nguy cơ sụp đổ gia tăng lên.
PV: Vậy theo ông, việc khai thác cát phục vụ cho xây dựng và san lấp công trình... cần tiến hành như thế nào trong bối cảnh phát triển như hiện nay?
PGS-TS Lê Anh Tuấn: Khi mình tạo ra sự phát triển về mặt kinh tế hay dân sinh, công nghiệp... thì phải có những hy sinh về mặt môi trường. Tuy nhiên, mình phải hết sức cân nhắc. Vừa qua chúng ta khai thác quá mức của thiên nhiên thì chúng ta phải trả giá mà giá phải trả là phải tích vào giá thành mà chúng ta đầu tư; đồng thời cũng nên xem xét lại là vừa qua cũng cấp một số phép xuất khẩu cát. Điều này rất vô lý là trong khi đồng bằng mình đang ngày càng tan rã mà mình đi lấy cát để bán qua Singapore. Tại sao Singapore họ không cho khai thác cát mà họ lại mở rộng lãnh thổ họ ra?Trong khi chúng ta không bồi đắp lại mà còn bán đi. Cho nên nếu cần thì mình cần phải nhập khẩu cát. Vẫn có thể khai thác cát trong nước chứ không phải cấm hoàn toàn. Nhưng phải thận trọng trong đánh giá tác động môi trường.
Bao giờ phát triển kinh tế cũng phải đánh đổi nhưng đừng đánh đổi quá mức. Trung bình mỗi năm ĐBSCL mất 500 ha đất. Mất là không lấy lại được. Vì thế phải cân nhắc là lấy cát chúng ta san lấp một khu nào đó. Ví dụ như tôi biết một số địa phương cho phép đầu tư sân golf mà như vậy thì phải thổi cát lên. Dự án này đã lấy cát, làm mất đất chỗ khác rồi, bây giờ lại thổi cát lên nữa nhưng chỉ để một số ít người chơi thôi. Chưa kể gây ra ô nhiễm nguồn nước... Vậy những đầu tư đó mình đã thiếu thận trọng và trả giá ở những vùng khác. Vì thế, chúng ta có cần phải đánh đổi hay không?
PV: Vâng, xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mật phục bắt nhanh xà lan khai thác cát trái phép
Mật phục bắt nhanh xà lan khai thác cát trái phép

VOV.VN - Phòng Cảnh sát Giao thông đường thủy Công an Hà Tĩnh vừa bắt giữ 1 xà lan khai thác cát trái phép trên sông Ngàn Sâu.

Mật phục bắt nhanh xà lan khai thác cát trái phép

Mật phục bắt nhanh xà lan khai thác cát trái phép

VOV.VN - Phòng Cảnh sát Giao thông đường thủy Công an Hà Tĩnh vừa bắt giữ 1 xà lan khai thác cát trái phép trên sông Ngàn Sâu.

Nhiều phương tiện khai thác cát trái phép ở thượng nguồn sông Hương
Nhiều phương tiện khai thác cát trái phép ở thượng nguồn sông Hương

VOV.VN - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tiến hành lập biên bản, tạm giữ phương tiện khai thác cát sỏi trái phép để xử lý theo qui định.

Nhiều phương tiện khai thác cát trái phép ở thượng nguồn sông Hương

Nhiều phương tiện khai thác cát trái phép ở thượng nguồn sông Hương

VOV.VN - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tiến hành lập biên bản, tạm giữ phương tiện khai thác cát sỏi trái phép để xử lý theo qui định.

Quảng Trị: Dân kêu cứu vì nạn khai thác cát trái phép lộng hành
Quảng Trị: Dân kêu cứu vì nạn khai thác cát trái phép lộng hành

VOV.VN - Trước nguy cơ mất đất canh tác, mất nhà vì “cát tặc”, nhiều gia đình phải bỏ đi nơi khác sống để đảm bảo an toàn.

Quảng Trị: Dân kêu cứu vì nạn khai thác cát trái phép lộng hành

Quảng Trị: Dân kêu cứu vì nạn khai thác cát trái phép lộng hành

VOV.VN - Trước nguy cơ mất đất canh tác, mất nhà vì “cát tặc”, nhiều gia đình phải bỏ đi nơi khác sống để đảm bảo an toàn.

Có hay không Quyết định cho khai thác cát ở Tây Giang, Quảng Nam?
Có hay không Quyết định cho khai thác cát ở Tây Giang, Quảng Nam?

VOV.VN - Thông tin về nguồn cát sử dụng tại Dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước được lấy từ huyện miền núi Tây Giang đang gây bất bình trong dư luận

Có hay không Quyết định cho khai thác cát ở Tây Giang, Quảng Nam?

Có hay không Quyết định cho khai thác cát ở Tây Giang, Quảng Nam?

VOV.VN - Thông tin về nguồn cát sử dụng tại Dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước được lấy từ huyện miền núi Tây Giang đang gây bất bình trong dư luận

Khai thác cát sỏi trái phép: Thất thu ngân sách do quản lý bất cập
Khai thác cát sỏi trái phép: Thất thu ngân sách do quản lý bất cập

VOV.VN - Khai thác khoáng sản nhỏ lẻ nằm ngoài quy định đang khiến nguồn tài nguyên bị tổn thất lớn khiến nhà nước mất đi nguồn thu ngân sách.

Khai thác cát sỏi trái phép: Thất thu ngân sách do quản lý bất cập

Khai thác cát sỏi trái phép: Thất thu ngân sách do quản lý bất cập

VOV.VN - Khai thác khoáng sản nhỏ lẻ nằm ngoài quy định đang khiến nguồn tài nguyên bị tổn thất lớn khiến nhà nước mất đi nguồn thu ngân sách.