EU muốn thành lập quân đội riêng, độc lập với NATO

VOV.VN - Ngoại trưởng 28 nước EU ngày 6/3 đã đặt nền móng cho việc thành lập một Trung tâm chỉ huy các chiến dịch quân sự chung của khối.

Dù các nhà lãnh đạo châu Âu nhiều lần bác bỏ, song bước đi này càng làm gia tăng hơn nữa những đồn đoán cho rằng, liên minh kinh tế và chính trị này sẽ từng bước tiến tới thành lập lực lượng quân đội riêng và không còn dựa vào Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để bảo vệ nền quốc phòng của mình nữa.

Ảnh minh họa: Reuters

Theo văn kiện được thông qua, Hội đồng đối ngoại Liên minh châu Âu đã thống nhất thành lập Trung tâm chỉ huy các sứ mệnh quân sự chung đầu tiên của mình, chịu trách nhiệm lên kế hoạch và chỉ huy tác chiến đối với các sứ mệnh quân sự ở cấp độ chiến lược, song không tham gia chiến đấu trực tiếp.

Theo Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu Federica Mogherini, đây là một bước đi “đáng tự hào”, chứng tỏ Liên minh châu Âu đang tiến bộ không ngừng trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng. Bởi thực tế là từ những năm 1950, Liên minh châu Âu đã không thể thúc đẩy lĩnh vực quốc phòng của mình do sự chia rẽ giữa các nước thành viên.

 “Các nước thành viên đã đưa ra được những quyết định rất quan trọng và rất đáng tự hào. Bởi cách đây chưa đầy 6 tháng, đây vẫn là một vấn đề không tưởng. Điều này cho thấy, các nhà hoạch định Liên minh châu Âu ý thức được rằng, an ninh là một ưu tiên đối với công dân châu Âu.

Chắc chắn, bối cảnh toàn cầu buộc chúng ta phải trách nhiệm hơn. Và cách để chúng ta thể hiện trách nhiệm hơn trong quốc phòng và an ninh, đó là thông qua Liên minh châu Âu”, bà Mogherini nói.

Được đặt dưới sự kiểm soát về mặt chính trị và tuân theo những đường hướng chiến lược của Ủy ban chính trị và an ninh (PSC) bao gồm đại sứ các nước thành viên Liên minh châu Âu, Trung tâm chỉ huy các chiến dịch quân sự chung dự kiến đi vào hoạt động ngay từ mùa Xuân này và sẽ đảm nhận trách nhiệm chỉ huy một số sứ mệnh quân sự của khối được triển khai bên ngoài châu Âu.

Cụ thể, họ sẽ đảm nhiệm 3 chương trình đào tạo của Liên minh châu Âu dành cho lực lượng khoảng 600 quân đang được triển khai tại Mali, Somali và Cộng hòa Trung Phi. Theo các Bộ trưởng, động thái này sẽ tăng cường vai trò chiến lược toàn cầu và khả năng hành động độc lập của Liên minh châu Âu tại những thời điểm và địa điểm cần thiết.

Theo các nhà phân tích, việc 28 nước thành viên nhất trí thành lập một trung tâm chỉ huy các chiến dịch chung đã phần nào cho thấy những lo ngại của khối đối với nền quốc phòng chung, trong bối cảnh thế giới và châu Âu đang chứng kiến nhiều thay đổi.

Châu Âu sẽ phải quyết định tiếp tục dựa vào Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), tiếp tục ủng hộ sự lãnh đạo của nước Mỹ để tăng cường an ninh khu vực hoặc là triển khai các hoạt động quân sự riêng của châu Âu.

Chính phủ Anh trước đây, từng không dưới hai lần gạt đi những đề nghị mở rộng hợp tác quân sự Liên minh châu Âu, thay vào đó, tỏ ra nghiêng về sự lựa chọn dựa vào NATO. Tuy nhiên, sự kiện Brexit chứng kiến “lời chia tay” giữa Anh và Liên minh châu Âu, cùng chiến thắng của tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã buộc Liên minh châu Âu phải có những thay đổi.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Donald Trump liên tục tỏ ra nghi ngờ vai trò của NATO và cảnh báo, những hỗ trợ quân sự của Mỹ dành cho châu Âu sẽ kèm theo điều kiện.

Nếu những tuyên bố này thành sự thật, các quốc gia châu Âu sẽ khó có sự lựa chọn khác ngoài việc cùng “xắn tay áo” gây dựng khả năng phòng thủ quân sự chung, cũng như tăng cường chi tiêu cho quốc phòng của chính mình.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban châu Âu Frans Timmermans, việc thay đổi các hiệp ước cơ bản của Liên minh châu Âu không phải là một ưu tiên lúc này.

Trong khi đó, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu Federica Mogherini khẳng định, đây không phải là một lực lượng quân đội Liên minh châu Âu, mà chỉ là một cách hiệu quả hơn để thúc đẩy nền quốc phòng châu Âu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đối thoại và Phòng thủ: Tính hai mặt trong quan hệ Nga – NATO
Đối thoại và Phòng thủ: Tính hai mặt trong quan hệ Nga – NATO

VOV.VN - Tổng thư ký NATO khẳng định các nước đồng minh phương Tây đang phối hợp với nhau nhằm giảm căng thẳng và cải thiện quan hệ với Nga.

Đối thoại và Phòng thủ: Tính hai mặt trong quan hệ Nga – NATO

Đối thoại và Phòng thủ: Tính hai mặt trong quan hệ Nga – NATO

VOV.VN - Tổng thư ký NATO khẳng định các nước đồng minh phương Tây đang phối hợp với nhau nhằm giảm căng thẳng và cải thiện quan hệ với Nga.

Châu Âu và NATO tạm yên lòng với định hướng chính sách của Mỹ
Châu Âu và NATO tạm yên lòng với định hướng chính sách của Mỹ

VOV.VN - Dù khẳng định mối quan hệ với châu Âu là bất biến nhưng Mỹ vẫn yêu cầu phải có sự chia sẻ công bằng hơn trong NATO.

Châu Âu và NATO tạm yên lòng với định hướng chính sách của Mỹ

Châu Âu và NATO tạm yên lòng với định hướng chính sách của Mỹ

VOV.VN - Dù khẳng định mối quan hệ với châu Âu là bất biến nhưng Mỹ vẫn yêu cầu phải có sự chia sẻ công bằng hơn trong NATO.

Hội nghị An ninh Quốc tế Munich tái khẳng định quan hệ Mỹ - NATO
Hội nghị An ninh Quốc tế Munich tái khẳng định quan hệ Mỹ - NATO

VOV.VN-Hội nghị An ninh Quốc tế Munich lần thứ 53 khai mạc ngày 17/2 trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang xấu đi.

Hội nghị An ninh Quốc tế Munich tái khẳng định quan hệ Mỹ - NATO

Hội nghị An ninh Quốc tế Munich tái khẳng định quan hệ Mỹ - NATO

VOV.VN-Hội nghị An ninh Quốc tế Munich lần thứ 53 khai mạc ngày 17/2 trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang xấu đi.

Mỹ tiếp tục khẳng định quan hệ đồng minh với EU và NATO
Mỹ tiếp tục khẳng định quan hệ đồng minh với EU và NATO

VOV.VN - Sau Hội nghị An ninh Munich, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence hôm nay (20/2) sẽ có một số cuộc gặp với giới chức EU và NATO.

Mỹ tiếp tục khẳng định quan hệ đồng minh với EU và NATO

Mỹ tiếp tục khẳng định quan hệ đồng minh với EU và NATO

VOV.VN - Sau Hội nghị An ninh Munich, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence hôm nay (20/2) sẽ có một số cuộc gặp với giới chức EU và NATO.