Nhức nhối nạn khai thác cát sạn trái phép trên sông Hương

VOV.VN - Vào thời điểm này, các ghe thuyền khai thác cát sạn hoạt động hết công suất

Tình trạng khai thác cát sạn trái phép ở thượng nguồn sông Hương gây ô nhiễm nguồn nước, sạt lở bờ sông... kéo dài nhiều năm nay. Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn và yêu cầu từng địa phương, cơ quan chức năng xử lý ngiêm các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng khai thác cát sạn trái phép vẫn không giảm mà ngày càng nghiêm trọng hơn.

Khai thác cát sạn trái phép ở thượng nguồn sông Hương luôn diễn ra dai dẳng.

Sau một thời gian tạm lắng, tình trạng khai thác cát sỏi trái phép ở thượng nguồn sông Hương, thị xã Hương Thuỷ diễn ra nhức nhối hơn. Vào thời điểm này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các ghe thuyền khai thác cát sạn hoạt động hết công suất. 

Tại mỏ cát sạn bãi bồi thôn Hạ, giáp ranh giữa thôn Vỹ Dạ, xã Thủy Bằng và thôn Hạ, xã Dương Hòa, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cấp phép cho hai doanh nghiệp tư nhân Tuyết Liêm và Phú Vĩnh khai thác cát sạn. Tại đây, các thuyền, xà lan ồ ạt hút cát sạn lấn ra ngoài khu vực được cấp phép; nhiều thuyền hút vào tận bờ làm sạt lở vườn tược, đất sản xuất của người dân...

Ông Hoàng Anh Hóa, ở thôn Ta Ba, xã Thủy Bằng cho biết: Tình trạng khai thác cát sỏi trái phép diễn ra từ 3 năm nay: “Vì dưới kia họ không cho đánh giờ họ tập trung lên đây hết. Buổi sáng là khoảng 30-35 thuyền. Có công an thì họ sợ họ làm bên chỗ cấp mỏ, còn không có thì họ làm ra, dân cũng bức xúc”.

Việc khai thác cát sỏi trái phép đã gây sạt lở bờ sông, ảnh hưởng vườn tược nhà cửa và ô nhiễm môi trường. Người dân sống ở thượng nguồn sông Hương liên tục gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng.

Trung tá Lê Viết Sơn, Phó trưởng Phòng CSGT đường thủy, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Thời gian qua, một số doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát sạn trên sông Hương khai thác lấn ra ngoài khu vực mỏ: “Một số bà con chưa an sinh cho họ được. Bắt rồi, xử lý rồi nhưng thời gian sau có trường hợp người ta tái diễn vì người ta  không có nghề nghiệp ổn định nên họ đi khai thác trộm. 

Địa hình khai thác thường nằm ở đầu nguồn sông hoặc là cuối sông, nên chỉ cần lực lượng chức năng xuất hiện là họ phát hiện ngay, thì người ta rút, không khai thác nhưng lực lượng đi khỏi địa bàn là họ khai thác trộm”.

Hiện nay, hơn 100 hộ dân sống bằng nghề khai thác cát sạn trên sông Hương. Thời gian gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp phép khai thác cát sạn trên sông Hương cho 1 số doanh nghiệp. UBND tỉnh này yêu cầu các doanh nghiệp được cấp phép phải đảm bảo việc tổ chức cho các hộ gia đình cùng khai thác cát sỏi. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người vẫn lén lút khai thác cát sỏi ở lòng sông. 

Ông Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, UBND tỉnh sẽ chấn chỉnh tình trạng khai thác cát sỏi trái phép trên sông Hương: “Chúng tôi đang tiến hành những đối tượng khai thác cát trái phép đã nhắc nhở, đã cảnh báo, đã xử phạt hành chính nếu cố tình vi phạm  quy định của pháp luật thì sẽ có những xử lý nghiêm túc hơn, kể cả tịch thu phương tiện và xử lý hình sự nếu cố tình vi phạm trong thời gian dài”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khai thác cát ở Tây Nguyên, bao giờ thôi nóng bỏng?
Khai thác cát ở Tây Nguyên, bao giờ thôi nóng bỏng?

VOV.VN - Nếu cơ quan chức năng đổ lỗi cho khách quan và chối bỏ trách nhiệm, không biết đến bao giờ vấn đề khai thác cát ở Tây Nguyên mới thôi nóng bỏng.

Khai thác cát ở Tây Nguyên, bao giờ thôi nóng bỏng?

Khai thác cát ở Tây Nguyên, bao giờ thôi nóng bỏng?

VOV.VN - Nếu cơ quan chức năng đổ lỗi cho khách quan và chối bỏ trách nhiệm, không biết đến bao giờ vấn đề khai thác cát ở Tây Nguyên mới thôi nóng bỏng.