Những điều bạn nhất định phải biết về dịch sốt xuất huyết

VOV.VN - Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm virus cấp tính do muỗi truyền. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, bệnh trở nặng bất ngờ có thể gây tử vong cao.

Sốt xuất huyết có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là trẻ em dưới 15 tuổi (chiếm 90%). Bệnh rất nguy hiểm vì tốc độ lan truyền nhanh, chưa có thuốc đặc trị và chưa có vắc-xin phòng bệnh. Do vậy, chúng ta cần phải phát hiện sớm để được điều trị kịp thời, thích hợp.

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết thể bệnh nhẹ: Sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt. Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu. Có thể có nổi mẩn, phát ban.

Thể bệnh nặng: Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu xuất huyết như: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).

Dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng, nguy hiểm: Người bệnh vật vã, lừ đừ, li bì, đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan, gan to trên 2cm, nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc, tiểu ít. Xét nghiệm máu: Hematocrit tăng cao, tiểu cầu giảm nhanh chóng. nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Trong quá trình chăm sóc, nếu trẻ có một hoặc nhiều các biểu hiện nguy hiểm cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.
Giai đoạn phục hồi: Thường xảy ra từ 24-48 giờ sau giai đoạn nguy hiểm khi có hiện tượng tái hấp thu dần từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch máu. Giai đoạn hồi phục kéo dài khoảng từ 48-72 giờ sau đó.

Mức độ nguy hiểm: Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm khó công tác điều trị; có thể gây tử vong bệnh nhân, nhất là với trẻ em. Bệnh do virus Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những típ khác nhau.

Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể người bệnh sinh ra kháng thể chống lại virus gây bệnh, nhưng nó không có tác dụng bảo vệ suốt đời. Vì vậy, vẫn phải thực hiện các biện pháp dự phòng mắc bệnh ngay cả khi đã bị bệnh.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dịch sốt xuất huyết ở TP HCM khiến 2 người tử vong
Dịch sốt xuất huyết ở TP HCM khiến 2 người tử vong

VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, tại TP HCM đã có 2 người tử vong do sốt xuất huyết, 1 ca tử vong nghi có liên quan dịch bệnh này.

Dịch sốt xuất huyết ở TP HCM khiến 2 người tử vong

Dịch sốt xuất huyết ở TP HCM khiến 2 người tử vong

VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, tại TP HCM đã có 2 người tử vong do sốt xuất huyết, 1 ca tử vong nghi có liên quan dịch bệnh này.

Một số bệnh trẻ em hay mắc phải
Một số bệnh trẻ em hay mắc phải

VOV.VN - Chăm sóc trẻ nhỏ là một công việc khó khăn. Dưới đây là một số bệnh trẻ em hay mắc phải, giúp cha mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ tốt hơn.

Một số bệnh trẻ em hay mắc phải

Một số bệnh trẻ em hay mắc phải

VOV.VN - Chăm sóc trẻ nhỏ là một công việc khó khăn. Dưới đây là một số bệnh trẻ em hay mắc phải, giúp cha mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ tốt hơn.