Thế giới 7 ngày: Lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro qua đời

VOV.VN - Đối với người dân Cuba, Fidel là vị Tổng tư lệnh kính yêu, người đã có những cống hiến vô cùng to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Cuba.

Lãnh tụ của cách mạng Cuba Fidel Castro. Ảnh: Getty Images

1. Vào lúc 22h29' (giờ địa phương) ngày 25/11, Fidel Castro - lãnh tụ của nhân dân Cuba, nhà lãnh đạo cộng sản và cách mạng kiên cường của các dân tộc Mỹ Latinh và phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, tự do và Chủ nghĩa xã hội - đã qua đời ở tuổi 90.

Fidel Castro sinh ngày 13/8/1926 tại vùng Biran, tỉnh Oriente cũ, nay là tỉnh Holguín ở miền Đông Cuba.

Đối với người dân Cuba ông là một vị Tổng tư lệnh kính yêu, người đã có những cống hiến vô cùng to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Cuba, trực tiếp lãnh đạo nhân dân Cuba vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đạt những thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực.

Còn đối với nhiều nhà hoạt động cánh tả trên thế giới, nhà lãnh tụ Fidel Castro là người chỉ huy tối cao đã chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua mọi sóng gió, thác ghềnh, đưa Cuba trở thành một nước Xã hội chủ nghĩa có uy tín cao trên trường quốc tế, là tấm gương sáng của phong trào độc lập và giải phóng dân tộc ở Mỹ La tinh cũng như trên thế giới.

Ngày 26/11, Cuba đã thông báo kế hoạch tổ chức tang lễ cho Lãnh tụ Fidel Castro. Theo đó, nước này sẽ tổ chức quốc tang trong 9 ngày, từ ngày 26/11 đến ngày 4/12. Trong 9 ngày này, các hoạt động và biểu diễn công cộng sẽ tạm ngừng, cờ rủ sẽ được treo trên các tòa nhà công và các căn cứ quân sự.

Lễ an táng tro cốt của lãnh tụ Fidel sẽ diễn ra vào ngày 4/12 tại thành phố lịch sử Santiago de Cuba, Đông nam Cuba.

Tổng thống Colombia Santos (trái) bắt tay thủ lĩnh FARC Londono sau khi ký kết thỏa thuận hòa bình. Ảnh: AFP

2. Tổng thống Colombia Juan Santos và thủ lĩnh tối cao FARC Rodrigo Londono ngày 24/11 đã ký bản thỏa thuận hòa bình cuối cùng.

Buổi lễ ký kết thỏa thuận hòa bình lần này giữa Tổng thống Colombia Santos và thủ lĩnh Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) diễn ra đơn giản tại thủ đô Bogota so với lần ký thứ nhất hôm 26/9 tại thành phố Cartagena.

Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thống Santos một lần nữa khẳng định ý nghĩa lịch sử của thỏa thuận được ký kết là mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn hòa bình ở quốc gia Nam Mỹ. Ông Santos cũng nhấn mạnh rằng thỏa thuận cuối cùng này hoàn thiện hơn văn bản đã ký trước đó.

Tuy nhiên, phe đối lập Colombia tiếp tục tỏ ra không hài lòng với văn bản sửa đổi thỏa thuận hòa bình mới và kêu gọi đưa văn bản này ra trưng cầu ý dân một lần nữa.

Trong khi đó, thủ lĩnh nhóm Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) Rodrigo Londono thông báo ngày 25/11 rằng sẽ ủng hộ một ứng viên tổng thống năm 2018 nhằm tránh cho thỏa thuận hòa bình không bị thay đổi hoặc hủy bỏ.

Thông báo trên được cho là một nỗ lực ngăn cản đảng cánh hữu của cựu tổng thống Alvaro Uribe lên nắm quyền.

Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ảnh: Reuters

3. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vẫn đang tiếp tục hoàn thiện bộ máy của mình. Cái tên mới nhất được ông Trump lựa chọn là Donald McGahn, cựu Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên bang. Thời gian qua ông này làm cố vấn pháp lý chính cho chiến dịch tranh cử của ông Trump.

McGahn trong nhiều năm làm cố vấn cho Ủy ban Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa – bộ phận của đảng này chuyên giám sát các chiến dịch vận động liên quan đến Hạ viện.

Trong thời gian làm tại  Ủy ban Bầu cử Liên bang, ông đã cổ xúy cho việc giảm các hạn chế đối với chi tiêu vận động tranh cử và được nhiều người ca ngợi là đã công khai hóa nhiều nội dung trong hoạt động nội bộ của Ủy ban này.

Trong một tuyên bố, ông Trump ca ngợi “Don có đầu óc pháp lý rất tốt và hiểu sâu về Hiến pháp”.

Trước đó, ông Trump đã lựa chọn 2 người phụ nữ từng chỉ trích mình vào vị trí Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc và Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Theo đó, Thống đốc bang Nam Carolina Nikki Haley được ông Trump đề cử làm Đại sứ Mỹ ở Liên Hợp Quốc còn bà Betsy DeVos thì làm Bộ trưởng Giáo dục.

Trong một tuyên bố được cho là gây sốc, Tổng thống đắc cử Donald Trum tuyên bố: rút Mỹ ra khỏi TPP là một trong những nội dung hành động đầu tiên sau khi nhậm chức.

EP đã nhất trí tạm ngừng đàm phán về việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU. (Ảnh: AP)

4. Với 479 phiếu thuận và chỉ có 37 phiếu chống, Nghị viện châu Âu (EP) ngày 24/11 thông qua một nghị quyết không ràng buộc kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) và chính phủ các nước thành viên tạm ngừng đàm phán cho Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu (EU) để phản đối những phản ứng “không phù hợp” của chính quyền Tổng thống Tayyip Erdogan sau cuộc đảo chính thất bại hồi tháng 7 vừa qua.

Phản ứng trước quyết định này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 25/11 cảnh báo, nước này có thể mở cánh cổng cho người nhập cư tràn vào Châu Âu nếu bị Liên minh Châu Âu dồn “đến đường cùng”.

Ông Tayyip Erdogan cũng chỉ trích Liên minh Châu Âu đã không thực thi những cam kết đưa ra trong thỏa thuận ngăn chặn người nhập cư và tị nạn mà các bên đạt được hồi tháng 3 vừa qua, đồng thời khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ đã tuân thủ nghiêm túc thỏa thuận khi tiếp nhận từ 3 triệu đến 3,5 triệu người tị nạn vào nước này.

Hệ thống tên lửa chống hạm bờ biển Bal. Ảnh: RT

5. Bộ Quốc phòng Nga vừa lắp đặt các hệ thống tên lửa mới trên các đảo Etorofu và Kunashiri mà các binh sĩ Nga đang đồn trú - nơi Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc còn Nga gọi là quần đảo Nam Kuril.

Khẩu đội tên lửa Bastion được triển khai trên đảo Etorofu, là hệ thống phóng di động cho tên lửa có khả năng tiêu diệt chiến hạm và các mục tiêu ở khoảng cách tới 500km. Trong khi hệ thống Bal được triển khai trên đảo Kunashiri sử dụng tên lửa chống hạm với tầm hoạt động là 300km.

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 23/11 tuyên bố nước này sẽ có hành động “thích hợp” trước việc Nga triển khai các hệ thống tên lửa tới vùng đảo tranh chấp giữa hai nước.

Hãng tin Kyodo của Nhật Bản dẫn lời ông Kishida cho biết, nước này rất nghiêm túc quan tâm đến việc Nga triển khai các tổ hợp tên lửa đến khu vực này và sau khi xác minh, Nhật Bản sẽ có hành động giải quyết vấn đề theo cách thỏa đáng.

Tuy nhiên, nhằm trấn an những lo ngại của chính phủ Nhật Bản, Văn phòng Tổng thống Nga khẳng định, việc quân đội Nga triển khai các hệ thống tên lửa phòng thủ Bal và Bastion tới quần đảo tranh chấp mà Nga và Nhật Bản cùng tuyên bố chủ quyền, là có cơ sở và hoàn toàn không làm tổn thương "tới việc cải thiện hợp tác thông qua các cuộc đàm phán, tiếp xúc song phương".

Thư ký báo chí Văn phòng Tổng thống Nga Dmitry Peskov nhấn mạnh, điều đó càng không ảnh hưởng kế hoạch chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Vladimia Putin, dự kiến vào ngày 15 và 16/12 tới.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đang đối mặt nhiều lời kêu gọi từ chức. Ảnh: Reuters)

6. Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời nguồn tin từ liên minh 3 đảng đối lập lớn nhất, Hàn Quốc tuyên bố “có ít nhất 40 nghị sĩ” thuộc đảng cầm quyền Saenuri ủng hộ quyết định tiến hành luận tội Tổng thống Park Geun-hye về vụ bê bối liên quan đến người bạn thân Choi Soon-sil.

Đây là một thông tin đáng buồn với cá nhân bà Park Geun-hye, trong bối cảnh các đảng đối lập vẫn đang nỗ lực nhằm sớm có thể bỏ phiếu về việc luận tội bà vào đầu tháng 12 tới.

Trước đó, cựu Chủ tịch Đảng cầm quyền Saenuri ở Hàn Quốc, ông Kim Moo-sung - một nhân vật có tiếng nói trên chính trường nước này - ngày 23/11 đã đề nghị tiến hành luận tội Tổng thống Park Geun-hye, đồng thời cho biết ông sẽ dẫn đầu tiến trình kiến nghị luận tội trong nội bộ Đảng.

Để dự luật luận tội một Tổng thống đương nhiệm được thông qua tại Quốc hội, cần có 2/3 trong tổng số 300 nghị sĩ ủng hộ. Sau đó, dự luật cần có sự đồng ý của 6 thẩm phán Tòa án Hiến pháp gồm 9 người.

Ứng cử viên Francois Fillon đang tạo ra những bất ngờ khó tin trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống Pháp năm 2017. Ảnh: AFP

7. Mùa bầu cử Tổng thống Pháp 2017 chính thức bắt đầu bằng cuộc bầu cử sơ bộ vòng 1 của các đảng cánh hữu và trung dung diễn ra ngày 20/11.

Trái với những dự đoán và các cuộc thăm dò trước đó, kết quả cuộc bầu cử này thực sự gây bất ngờ ứng cử viên Francois Fillon giành được hơn 44% số phiếu bầu, dẫn đầu cuộc bầu cử, bỏ xa người đứng thứ 2 là thị trưởng thành phố Bordeaux Alain Juppé với 28,1% và người đứng thứ 3 là cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy với 21,1%.

Với kết quả này, hai ông Francois Fillon và Alain Juppé sẽ đối đầu nhau trong cuộc bầu cử vòng 2 được tổ chức vào ngày 27/11 tới để chọn ra ứng cử viên đại diện cho cánh hữu đua tranh chức Tổng thống Pháp 2017.

Cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy bị loại ngay từ vòng 1 và chấm dứt hy vọng tái tranh cử Tổng thống Pháp vào năm sau.

Với nhiều người, đây cũng có thể coi là sự chấm dứt cho sự nghiệp chính trị của ông Sarkozy bởi việc bị chính các cử tri cánh hữu loại bỏ ngay trong cuộc bầu cử nội bộ cho thấy cử tri Pháp đã quá thất vọng với ông Sarkozy sau nhiệm kỳ Tổng thống 2007-2012 và không muốn chứng kiến ông quay lại chính trường.

Thủ lĩnh Khmer Đỏ Khieu Samphan. Ảnh: Reuters

8. Tòa án Tối cao Campuchia xét xử Khmer Đỏ hôm nay (23/11) quyết định y án chung thân cho hai cán bộ cấp cao của tập đoàn Khmer Đỏ khét tiếng cầm quyền ở quốc gia Đông Nam Á này vào thập niên 1970.

Tòa án Tối cao Campuchia được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn nói trên cho biết, thẩm phán xác định các thủ lĩnh Nuon Chea “Anh Hai” 90 tuổi và cựu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước “Campuchia Dân chủ” Khieu Samphan, 85 tuổi phạm các tội ác chống lại loài người, tội sát nhân, đàn áp dựa trên lý lịch chính trị và các hành vi vô nhân đạo khác trong thời kỳ chúng ép người dân rời khỏi thủ đô Phnom Penh sau khi quân Khmer Đỏ chiếm được thành phố này vào năm 1975.

Thẩm phán Kong Srim phát biểu vào hôm 23/11: “Tòa án Tối cao [vụ xử Khmer Đỏ] xác nhận mức án chung thân cho cả Nuon Chea và Khieu Samphan... Tòa lệnh cho hai người này phải tiếp tục ở trong tù”.

Quân đội Iraq tham gia chiến dịch giải phóng Mosul. Ảnh: AP

9. Chiến dịch giải phóng Mosul đã có bước ngoặt mới. Theo nguồn tin an ninh Iraq, các lực lượng an ninh nước này đã cắt đứt toàn bộ các đường tiếp tế của IS ở thành phố Mosul với bên ngoài.

Theo đó, các tuyến tiếp tế cuối cùng của IS ở Mosul với khu vực phía tây thành phố, đã bị các lực lượng an ninh Iraq chặt đứt và phong tỏa hoàn toàn hồi chiều qua. IS tại Mosul hiện đã bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.

Ngoài ra, các nguồn tin cũng cho biết, lực lượng Huy động quần chúng bán vũ trang của người Hồi giáo Shiite, đã chiếm lĩnh được tuyến đường trọng yếu nối giữa Tal Afar với Sinjar ở phía tây Mosul, và đã kết nối được với lực lượng dân quân người Kurd ở đây.

Hôm 21/11, Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari cho biết, khoảng 1/3 diện tích thành phố Mosul đã được giải phóng kể từ khi quân đội Iraq và đồng minh tiến hành chiến dịch giải phóng Mosul khỏi sự chiếm đóng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Án chung thân cho 2 trùm Khmer Đỏ phạm tội ác chống nhân loại
Án chung thân cho 2 trùm Khmer Đỏ phạm tội ác chống nhân loại

VOV.VN - Mặc dù kháng cáo mong tìm cơ hội được tự do, 2 thủ lĩnh Khmer Đỏ vẫn phải nhận mức án chung thân vì các tội ác diệt chủng trước đây.

Án chung thân cho 2 trùm Khmer Đỏ phạm tội ác chống nhân loại

Án chung thân cho 2 trùm Khmer Đỏ phạm tội ác chống nhân loại

VOV.VN - Mặc dù kháng cáo mong tìm cơ hội được tự do, 2 thủ lĩnh Khmer Đỏ vẫn phải nhận mức án chung thân vì các tội ác diệt chủng trước đây.

Colombia đầy tin tưởng khi ký kết thỏa thuận hòa bình mới
Colombia đầy tin tưởng khi ký kết thỏa thuận hòa bình mới

VOV.VN - Tổng thống Colombia Juan Santos và thủ lĩnh tối cao FARC Rodrigo Londono ngày 24/11 đã ký bản thỏa thuận hòa bình cuối cùng.

Colombia đầy tin tưởng khi ký kết thỏa thuận hòa bình mới

Colombia đầy tin tưởng khi ký kết thỏa thuận hòa bình mới

VOV.VN - Tổng thống Colombia Juan Santos và thủ lĩnh tối cao FARC Rodrigo Londono ngày 24/11 đã ký bản thỏa thuận hòa bình cuối cùng.

Trật tự thế giới mới và chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời ông Trump
Trật tự thế giới mới và chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời ông Trump

VOV.VN - Một khi ông Trump chính thức trở thành Tổng thống Mỹ, chính sách đối ngoại của nước này sẽ có nhiều thay đổi, tác động lên trật tự thế giới.

Trật tự thế giới mới và chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời ông Trump

Trật tự thế giới mới và chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời ông Trump

VOV.VN - Một khi ông Trump chính thức trở thành Tổng thống Mỹ, chính sách đối ngoại của nước này sẽ có nhiều thay đổi, tác động lên trật tự thế giới.

Chiến thắng của Fillon, hy vọng với Hollande?
Chiến thắng của Fillon, hy vọng với Hollande?

VOV.VN - Kết quả vòng 1 bầu cử sơ bộ cánh hữu thực sự gây bất ngờ, ứng cử viên Francois Fillon giành được hơn 44% số phiếu bầu.

Chiến thắng của Fillon, hy vọng với Hollande?

Chiến thắng của Fillon, hy vọng với Hollande?

VOV.VN - Kết quả vòng 1 bầu cử sơ bộ cánh hữu thực sự gây bất ngờ, ứng cử viên Francois Fillon giành được hơn 44% số phiếu bầu.

Nguy cơ Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội rất cao
Nguy cơ Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội rất cao

VOV.VN - Viễn cảnh bà Park Geun-hye - Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội hiện gần hơn bao giờ hết.

Nguy cơ Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội rất cao

Nguy cơ Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội rất cao

VOV.VN - Viễn cảnh bà Park Geun-hye - Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội hiện gần hơn bao giờ hết.

Chùm ảnh Lãnh tụ Fidel và những nhân vật có ảnh hưởng trên thế giới
Chùm ảnh Lãnh tụ Fidel và những nhân vật có ảnh hưởng trên thế giới

VOV.VN - Trong suốt cuộc đời, Fidel Castro luôn là nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhận được sự kính trọng của người dân và lãnh đạo nhiều nước trên thế giới.

Chùm ảnh Lãnh tụ Fidel và những nhân vật có ảnh hưởng trên thế giới

Chùm ảnh Lãnh tụ Fidel và những nhân vật có ảnh hưởng trên thế giới

VOV.VN - Trong suốt cuộc đời, Fidel Castro luôn là nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhận được sự kính trọng của người dân và lãnh đạo nhiều nước trên thế giới.