Chuyện ít biết về danh thần Tây Sơn bị chính sử “bỏ sót”

VOV.VN - Một thời gian dài, danh thần Tây Sơn Trương Công Hy từng dạy các hoàng tử, hoàng tôn của chúa Nguyễn đã bị chính sử “bỏ sót”.

Theo thời gian, những tình tiết thú vị trong cuộc đời vị quan thanh liêm và thương dân rất mực này cũng dần hé lộ, lăng mộ của ông cũng đã được công nhận di tích quốc gia.

Nhân cách cao vời giữa thời loạn

Năm 2017 này, tộc Trương Công Thanh Quýt sẽ mừng kỷ niệm 290 năm ngày sinh cụ tổ đời thứ 7 Trương Công Hy (người làng Thanh Quýt, thuộc tổng Thanh Quýt, phủ Điện Bàn, Quảng Nam).

Cụ Trương Công Hy sinh năm 1727, năm 1800 cụ ốm nặng và mất trong một sự kiện đặc biệt khi hay tin viên tướng Tây Sơn trấn giữ thành Quy Nhơn đã đem 1 vạn quân sĩ ra hàng Nguyễn Phúc Ánh, theo mô tả của nhà văn Lê Khôi trong cuốn “Lưỡng bộ thượng thư Trương Công Hy – Người con xứ Quảng”. Gần 3 thế kỷ kể từ ngày cụ chào đời và suốt gần 73 năm hiện diện trên cõi nhân sinh vào thời loạn (Trịnh – Nguyễn phân tranh, khởi nghĩa Tây Sơn…), vị Lưỡng bộ Thượng thư của nhà Tây Sơn nhưng từng vào cung dạy các hoàng tử, hoàng tôn của chúa Nguyễn vẫn giữ được danh phận.

Sách về Cụ Trương Công Hy.

Cụ Trương Công Hy đỗ Nhiêu học, Hương cống dưới thời chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Tài năng và kiến thức uyên bác của ông đã được chúa Nguyễn nhận ra và vời vào cung dạy học cho các hoàng tử, hoàng tôn. Sau này, khi Trương Phúc Loan tiếm quyền còn 3 anh em nhà Tây Sơn đang nổi lên ở phía Nam, Trương Công Hy đã đưa ấu chúa Nguyễn Phúc Dương đi ẩn náu, sau đó về quê cũ Quảng Nam ẩn dật cho đến khi liên lạc được với Nguyễn Nhạc tại Hội An. Từ đó, ông ra cộng tác với nhà Tây Sơn, khởi đầu với chức Tri phủ Điện Bàn, bắt tay vào chấn chỉnh lại bộ máy chính quyền cấp xã, thôn, tổ chức khẩn hoang, khuyến khích nhân dân sản xuất, phát triển kinh tế địa phương, đồng thời cho mở trường dạy học ở xã, huyện.

Sau khi thôi chức Tri phủ Điện Bàn (năm 1786), Trương Công Hy được giao giữ chức Khâm sai trấn Quảng Nam (thuộc phạm vi quản lý của Nguyễn Huệ). Ông cùng các quan lại địa phương triển khai các hoạt động kinh tế, xây dựng lực lượng phòng thủ để sẵn sàng đối phó với quân của Nguyễn Ánh từ trong Nam tiến ra.

Khi Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, Trương Công Hy được giao giữ chức Hình bộ Thượng thư và tiếp tục giữ chức này dưới triều vua Cảnh Thịnh. Năm 1798, khi đã 71 tuổi, ông xin về quê trí sĩ và được vua Cảnh Thịnh phong thêm chức Binh bộ Thượng thư, tước Thùy Ân hầu. Hai năm sau, cụ mất…

Công trạng của cụ Trương Công Hy đã được Viện Sử học đánh giá “có nhiều đóng góp với triều đại Tây Sơn trong việc chấn chỉnh, tổ chức giáo dục khoa cử, biên soạn luật lệ, tiến cử người tài ra giúp nước”. Tuy nhiên, cũng chính Viện Sử học, trong văn bản nhận xét về nhân vật lịch sử Trương Công Hy do PGS-TS Nguyễn Văn Nhật, viện trưởng, ký hồi tháng 9/2012 cũng viết: “Qua tài liệu gia phả và một số văn bản cổ có giá trị khoa học, giới nghiên cứu lại được biết thêm về một danh thần triều Tây Sơn mà chính sử nước ta còn bỏ sót. Thiết nghĩ, tên tuổi và sự nghiệp của Trương Công Hy đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc cần được tôn vinh xứng đáng”.

Sinh thời, nhờ công giúp rập vương triều Tây Sơn mà cụ Trương Công Hy được cấp lộc điền 500 mẫu ruộng. Có khoảng 40 văn bản bằng chữ Hán, niên đại từ Thái Đức đến Cảnh Thịnh mà dòng tộc Trương Công đang lưu giữ chứng thực ruộng đất mà nhà Tây Sơn đã ban cấp. Số ruộng này, cụ Trương Công Hy phân phát cho người dân địa phương canh tác mà không nhận bất cứ một huê lợi nào. Điều gây ngạc nhiên là khi Gia Long lên ngôi vua, mọi thù oán với “ngụy triều” Tây Sơn đã diễn ra khốc liệt, nhưng riêng cụ Trương Công Hy đã nằm ngoài cơn bão ấy.

Mộ cụ Trương Công Hy.

Yêu dân và được dân yêu

Năm 2013, khu lăng mộ cụ Trương Công Hy ở làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng (nay là Điện Thắng Trung, TX. Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) được Bộ VH-TT&DL công nhận di tích cấp quốc gia. Nhưng từ 20 năm trước, tỉnh Quảng Nam đã ban hành quyết định bảo vệ di tích quan trọng này cùng với 18 di tích khác, trong đó có mộ cụ Phạm Phú Thứ, Trần Quý Cáp, Phan Thành Tài…

Ông Trương Công Vọng, hậu duệ đời thứ 12 dòng tộc Trương Công Thanh Quýt từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và cựu chiến binh của làng Thanh Quýt cùng các vị cao niên trong làng xác nhận 500 mẫu lộc điền mà cụ Trương Công Hy phân phát được dân làng đặt tên là “đồng quan Thượng”. Lộc điền này bao trùm cánh đồng Lai Nghi - Phú Chiêm (Điện Bàn), nay thuộc thị xã Điện Bàn.

Cụ cũng hiến cúng khu nhà vườn cho gia tộc làm từ đường, lưu giữ mãi đến hôm nay. Trong án Văn viết cách đây ngót 100 năm nhân ngày húy kỵ của Lưỡng bộ Thượng thư Trương Công Hy, có câu: “Lộc lớn vua ban nhường cho dân chúng/ Cơ nghiệp người xây hiến cúng gia tiên”.

Yêu dân như thế, nên công đức và hình ảnh cụ Trương Công Hy đã sống trọn vẹn trong lòng dân. Đến nay, dòng tộc Trương Công cũng như giai thoại lưu truyền tại làng Thanh Quýt cũ vẫn còn nhắc về tang lễ độc nhất vô nhị của cụ Trương Công Hy: kéo dài 1 tháng, làng phải dựng một “xích hậu” (nhà khách) ở đầu đường vào nhà quan Thượng để dân chúng trọ lại khi đến viếng. Con đường từ nhà “xích hậu” dẫn vào nhà thờ tộc Trương, dân chúng vẫn quen gọi là “ngõ quan Thượng”. Phục vụ cho cả 2 triều đại đối nghịch nhau nhưng trải qua cơn biến loạn, lăng mộ của vị Lưỡng bộ Thượng thư dưới thời Quang Trung, Cảnh Thịnh vẫn không hề bị xâm phạm sau khi Gia Long lên ngôi.

Khu lăng mộ ấy cho đến tận bây giờ vẫn nguyên vẹn, một phần của bởi sự bao bọc của người dân. Trong phim tư liệu “Trương Công Hy, một danh thần xứ Quảng” do Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng hồi năm 2013 (thời điểm lăng mộ cụ Trương được công nhận di tích cấp quốc gia) có cảnh quay ông Nguyễn Hữu Bì tức Năm Bì, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Điện Thắng cũ đứng bên mộ quan Thượng kể một câu chuyện xúc động.

Chuyện là, quãng năm 1969, chính quyền miền Nam dự tính ủi cả lăng mộ quan Thượng để lập hàng rào điện tử bảo vệ Đà Nẵng. Biết được tin này, dòng tộc Trương Công cùng dân làng đã ngăn cản quyết liệt. Họ mang rơm ra đặt trước xe tăng, “dọa” sẽ đốt nếu xâm phạm lăng mộ quan Thượng. Cùng với sự tác động khác, cuối cùng dự tính của địch đã thất bại…

Dòng tộc Trương Công kéo dài đến nay đã là đời thứ 17. Những tài liệu liên quan cho thấy đây là một dòng tộc hiển đạt, với các vị tiền hiền Trương Công Trung (Đặc tấn Thượng tướng quân Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ), Trương Công Lễ (Đặc tấn Kim tử Thận lộc đại phu, đời thứ 3), Trương Công Yên (Đặc tấn Kim tử Vinh Lộc đại phu, đời thứ 5), Trương Công Kỳ (Nội bộ toàn nhị thuyền Ngũ trưởng Tân đức bá, đời thứ 6, thân sinh cụ Trương Công Hy)…

Riêng cụ Trương Công Hy, từ một người khép kín trong phủ chúa Nguyễn dạy các hoàng tử, hoàng tôn, cuối cùng “nhà giáo tham chính” ấy đã lao vào chính sự vào thời buổi rối ren để phục vụ triều Tây Sơn. Thời gian đã trả lại danh vị cho ngài Lưỡng bộ Thượng thư, chính sử cũng bắt đầu bổ khuyết, nhưng vượt lên trên tất cả là tấc lòng đôn hậu mà ông đã dành cho quê hương và được chính người dân ghi tạc./.

Đặt tên đường và đúc tượng đồng

Tại TP. Đà Nẵng và TP. Tam Kỳ (Quảng Nam), địa phương đã lấy tên cụ Trương Công Hy để đặt tên đường. Đáng chú ý, sau khi đề án xây dựng Vườn tượng danh nhân được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt hồi tháng 10.2016, Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam đã đệ trình danh sách các danh nhân, chí sĩ nổi tiếng của xứ Quảng để đúc tượng đồng, bắt đầu từ năm 2017. Theo ông Hồ Xuân Tịnh, Phó giám đốc Sở VH-TT&DL, danh sách các danh nhân đề nghị đúc tượng có cụ Trương Công Hy.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Huế lấy ý kiến trùng tu bia Quốc học sau khi bị chê quét vôi vàng rực
Huế lấy ý kiến trùng tu bia Quốc học sau khi bị chê quét vôi vàng rực

VOV.VN - Sau khi tiếp thu các ý kiến, lãnh đạo thành phố Huế yêu cầu các đơn vị liên quan điều chỉnh việc trùng tu bia Quốc học gần hơn với giá trị gốc.

Huế lấy ý kiến trùng tu bia Quốc học sau khi bị chê quét vôi vàng rực

Huế lấy ý kiến trùng tu bia Quốc học sau khi bị chê quét vôi vàng rực

VOV.VN - Sau khi tiếp thu các ý kiến, lãnh đạo thành phố Huế yêu cầu các đơn vị liên quan điều chỉnh việc trùng tu bia Quốc học gần hơn với giá trị gốc.

Chiêm ngưỡng 18 bảo vật quốc gia được trưng bày tại Hà Nội
Chiêm ngưỡng 18 bảo vật quốc gia được trưng bày tại Hà Nội

VOV.VN - 18 bảo vật được trưng bày có, Ấn vàng Sắc mệnh chi bảo thời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 8 (1827); Trống đồng Ngọc Lũ - thời kỳ văn hóa Đông Sơn...

Chiêm ngưỡng 18 bảo vật quốc gia được trưng bày tại Hà Nội

Chiêm ngưỡng 18 bảo vật quốc gia được trưng bày tại Hà Nội

VOV.VN - 18 bảo vật được trưng bày có, Ấn vàng Sắc mệnh chi bảo thời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 8 (1827); Trống đồng Ngọc Lũ - thời kỳ văn hóa Đông Sơn...

Cận cảnh Đoan Môn - Hoàng Thành Thăng Long được quét vôi mới
Cận cảnh Đoan Môn - Hoàng Thành Thăng Long được quét vôi mới

VOV.VN - Đoan Môn thuộc khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) đang được quét lại vôi mới màu vàng.

Cận cảnh Đoan Môn - Hoàng Thành Thăng Long được quét vôi mới

Cận cảnh Đoan Môn - Hoàng Thành Thăng Long được quét vôi mới

VOV.VN - Đoan Môn thuộc khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) đang được quét lại vôi mới màu vàng.

Cận cảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám trước và sau khi quét vôi mới
Cận cảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám trước và sau khi quét vôi mới

VOV.VN - Việc một số hạng mục ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám được quét lớp vôi mới gây phản ứng trái chiều từ các nhà chuyên môn, người dân và du khách.

Cận cảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám trước và sau khi quét vôi mới

Cận cảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám trước và sau khi quét vôi mới

VOV.VN - Việc một số hạng mục ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám được quét lớp vôi mới gây phản ứng trái chiều từ các nhà chuyên môn, người dân và du khách.

Dừng trùng tu, quét vôi mới Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Dừng trùng tu, quét vôi mới Văn Miếu - Quốc Tử Giám

VOV.VN - BQL Văn Miếu - Quốc Tử Giám quyết định dừng quét vôi mới để tìm phương án tối ưu nhất trong việc bảo vệ và trùng tu các hạng mục.

Dừng trùng tu, quét vôi mới Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Dừng trùng tu, quét vôi mới Văn Miếu - Quốc Tử Giám

VOV.VN - BQL Văn Miếu - Quốc Tử Giám quyết định dừng quét vôi mới để tìm phương án tối ưu nhất trong việc bảo vệ và trùng tu các hạng mục.