Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2016:

Có điểm thi, thí sinh vẫn “rối” khi chọn ngành, chọn trường xét tuyển

VOV.VN - Nhiều thí sinh vẫn bối rối trong việc chọn ngành, chọn trường phù hợp và có khả năng trúng tuyển cao.

Chỉ còn 1 tuần nữa là đến thời điểm các trường đại học, cao đẳng nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển năm 2016. Dù đã có kết quả điểm thi, nhưng nhiều thí sinh vẫn bối rối trong việc chọn ngành, chọn trường phù hợp và có khả năng trúng tuyển cao ngay trong đợt xét tuyển đầu tiên.

Tất cả hướng dẫn để làm hồ sơ xét tuyển đại học 2016.

Năm nay, các thí sinh đã có điểm thi THPT quốc gia rồi mới lựa chọn đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Dù đã có điểm thi nhưng nhiều thí sinh vẫn băn khoăn, lo lắng về việc chọn trường, chọn ngành phù hợp với năng lực, sở thích và điểm thi để có cơ hội trúng tuyển ngay trong đợt xét tuyển đầu tiên. Vì vậy, nhiều phụ huynh ở Hà Nội và một số tỉnh như Nam Định, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh không quản ngại thời tiết nắng nóng, oi bức đến tham gia Ngày hội Tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2016 do Bộ GD-ĐT và Báo Tuổi trẻ tổ chức ngày (23/7), tại Hà Nội.

Các câu hỏi của thí sinh và phụ huynh đều rất cụ thể, liên quan trực tiếp tới việc nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, như: “Em được 23 điểm thì có khả năng trúng tuyển vào ngành học nào?”, “điểm trúng tuyển của trường sẽ cao hơn hay thấp hơn so với năm 2015?”, “thủ tục đăng ký xét tuyển vào nhóm trường GX?”, “nên đăng ký ngành nào để có thể trúng tuyển ngay trong đợt 1?”...

Cao Khánh Linh, Trường THPT Lê Xoay, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc và Đỗ Minh Ngọc, học sinh Trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: Em được 19,25 điểm, khối A. Mục tiêu ban đầu, em định thi vào Học viện Ngân hàng. Với số điểm như thế em vào Học viện là hơi thấp, cơ hội trúng tuyển không cao nên em cũng muốn tìm hiểu thêm trường khác. Em muốn xem tư vấn để biết thêm về nhóm trường GX.

“Em thi khối D, tổng điểm 3 môn Toán, Văn, Anh được 25,63. Em mong muốn vào được Đại học Ngoại thương hoặc Học viện Ngoại giao. Em muốn khẳng định lại nguyện vọng của mình và tìm hiểu về thông tin tư vấn để vào được các trường mà em mong muốn. Em có trò chuyện với các anh chị và đã được các anh chị tư vấn về cách đăng ký vào trường, số lượng tuyển sinh của năm nay rồi cả những may rủi, để đưa ra lời khuyên chính xác nhất cho em lựa chọn”.

Nhiều thí sinh có điểm thi cao, đã lựa chọn được trường dự định đăng ký xét tuyển, nhưng cũng chưa quyết định sẽ đăng ký xét tuyển vào ngành học nào để đảm bảo đỗ mà đều nghe ngóng, tìm hiểu thêm thông tin.

Anh Đinh Ngọc Hà ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, con trai anh thi khối A, được 25 điểm và dự định thi vào Đại học Bách khoa Hà Nội. Tuy nhiên, cả gia đình đang phân vân về việc sẽ đăng ký xét tuyển vào ngành nào vì điểm thi của con chỉ tương đương điểm trúng tuyển vào các ngành học của trường năm 2015: “Gia đình và cháu định hướng vào Đại học Bách khoa, ngành Điện tử truyền thông hay công nghệ thông tin. So với năm ngoái thì năm nay điểm thi có vẻ thấp hơn, nhưng xét tuyển năm nay lại khác.

Năm nay không được rút hồ sơ nên cũng đang hơi bấp bênh ở những khoa top trên, gia đình còn hơi lưỡng lự. Hôm nay tôi ra đây với mục đích là nghe tư vấn của các trường để chọn ngành nghề cho cháu, theo mức điểm cho hợp lý để nộp vào các ngành học theo ý thích của cháu”.

Các thí sinh cũng cho biết, việc xét tuyển sinh của các trường năm nay có một số thay đổi, nhất là thí sinh không được rút hồ sơ, hoặc điều chỉnh nguyện vọng, nên các em phải tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đăng ký xét tuyển. So với năm 2015, việc đăng ký xét tuyển năm nay sẽ không gặp khó khăn, nhưng thí sinh khó đoán được cơ hội trúng tuyển của mình sẽ như thế nào.

Lương Thị Hồng Nhi, trường THPT Đồng Quan, huyện Phú Xuyên, Hà Nội nói: Khó khăn là em không biết rõ là ngành đấy sẽ đào tạo về vấn đề gì vì các thông tin trên mạng, hay là thông tin nhà trường đưa ra cũng khá chung chung nên em cần được tư vấn kỹ càng hơn.

Ngoài ra năm nay lại không biết điểm sàn của trường, tức là mình nộp vào rồi là coi như mình không biết gì cả, không biết điểm các thí sinh đã nộp vào trước mình, thì không biết điểm chuẩn năm nay có giảm hay tăng. Thế thì cũng giống như thi đại học các trước năm 2014.

Băn khoăn của thí sinh và phụ huynh là có cơ sở và là thực tế trong mùa tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm nay. Nhiều người lo ngại yếu tố may rủi và không loại trừ trường hợp thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn trượt do không nắm được số lượng hồ sơ nộp vào trường là bao nhiêu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dự kiến điểm chuẩn và điều kiện xét lý lịch vào các trường công an
Dự kiến điểm chuẩn và điều kiện xét lý lịch vào các trường công an

VOV.VN - Điểm chuẩn của các trường khối công an có thể tăng.Việc thẩm tra lý lịch của thí sinh sẽ được kết luận trước khi nộp hồ sơ xét tuyển về trường.

Dự kiến điểm chuẩn và điều kiện xét lý lịch vào các trường công an

Dự kiến điểm chuẩn và điều kiện xét lý lịch vào các trường công an

VOV.VN - Điểm chuẩn của các trường khối công an có thể tăng.Việc thẩm tra lý lịch của thí sinh sẽ được kết luận trước khi nộp hồ sơ xét tuyển về trường.

Phụ huynh lại lặn lội lên Hà Nội tìm đại học phù hợp cho con
Phụ huynh lại lặn lội lên Hà Nội tìm đại học phù hợp cho con

VOV.VN -Không quản ngại đường sá xa xôi, hàng nghìn phụ huynh đã tìm đến ngày hội tư vấn xét tuyển ĐH, CĐ năm 2016 để tìm trường đại học phù hợp cho con.

Phụ huynh lại lặn lội lên Hà Nội tìm đại học phù hợp cho con

Phụ huynh lại lặn lội lên Hà Nội tìm đại học phù hợp cho con

VOV.VN -Không quản ngại đường sá xa xôi, hàng nghìn phụ huynh đã tìm đến ngày hội tư vấn xét tuyển ĐH, CĐ năm 2016 để tìm trường đại học phù hợp cho con.