Năm 2017 thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước có khởi sắc hơn?

VOV.VN - Năm 2016 đánh dấu nhiều bước chuyển tích cực trong thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, song tiến độ thoái vốn vẫn còn chậm.

Các doanh nghiệp thoái được hơn 3.600 tỷ đồng, ngân sách nhà nước thu về hơn 6.800 tỷ đồng. Mặc dù vậy, tiến độ thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn vẫn còn chậm và kết quả bán vốn cũng chưa đạt như kỳ vọng. Năm 2017 vẫn còn rất nhiều việc phải làm để tiếp tục lộ trình thoái vốn một cách hiệu quả, tránh lợi ích nhóm làm thất thoát vốn nhà nước.

Năm 2016 có nhiều bước chuyển tích cực trong thoái vốn doanh nghiệp nhà nước (Ảnh minh họa)

Một trong những điểm nổi bật trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong năm 2016 là sự quyết liệt triển khai thoái vốn tại 10 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Trong đó có Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), hiện vốn nhà nước vẫn còn rất lớn, lên tới khoảng 90.000 tỷ đồng. Trái với kỳ vọng về bán đấu giá 9% cổ phần của nhà nước tại Vinamilk, đợt chào bán vừa qua, SCIC mới chỉ bán thành công 5,4% cổ phần của nhà nước cho Tập đoàn F&N của Thái Lan.

Lý giải về việc chào bán “ế ẩm” này, Bộ Tài chính cho biết, thời điểm bán vốn rơi đúng vào lúc các nhà đầu tư nước ngoài tất toán cuối năm. Ngoài ra, còn do nguồn lực hạn chế, hầu như không có nhà đầu tư trong nước tham gia. Bộ Tài chính nhận định, bán vốn tại Vinamilk như vậy cũng là thành công, vì thực hiện trong thời gian ngắn, thực hiện theo đúng quy định và vẫn bán được giá cao 144.000 đồng/cổ phiếu. Với 3,6% cổ phần còn lại sẽ chuyển sang năm 2017 bán tiếp, vì các nhà đầu tư vẫn quan tâm đến Vinamilk.

Theo ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp lớn như Vinamilk cần lộ trình cụ thể, không thể nóng vội mà bán ồ ạt.

Ngoài Vinamilk, 2 doanh nghiệp lớn trong ngành bia rượu tại Việt Nam cũng có lộ trình thoái vốn vào cuối năm 2016. Theo đó, Tổng Công ty Cổ phần Rượu – Bia- Nước giải khát Hà Nội (Habeco) thoái vốn 9.000 tỷ đồng, Tổng Công ty Cổ phần Rượu – Bia- Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) thoái 24.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, kế hoạch này chưa thực hiện được. Cho đến nay, hai doanh nghiệp này mới thực hiện xong niêm yết trên sàn chứng khoán. Hiện, Sabeco chỉ mới thông qua chủ trương cho tổ chức đấu thầu công khai để thuê đơn vị tư vấn xây dựng phương án thoái vốn.

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng, tiến độ thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước vẫn còn rất chậm do quy mô của nhà đầu tư tài chính trong nước và quốc tế còn nhỏ, việc huy động vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài còn rất khiêm tốn. Do đó, thoái vốn cổ phần chi phối của Nhà nước tại doanh nghiệp lớn cần thu hút nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước tham gia. Thời gian chuẩn bị từ 6-7 tháng, tránh tình trạng gấp gáp, khó thành công.

Năm 2016, các đơn vị thoái vốn được hơn 3.600 tỷ đồng, thu về hơn 6.800 tỷ đồng. Cổ phần hóa thời gian qua mới chỉ tập trung vào số lượng doanh nghiệp, còn số vốn nhà nước thoái vẫn ít. Năm 2017, mục tiêu đặt ra là vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải giảm tỷ lệ tối đa. Ngoài Vinamilk, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ tiến hành bán cổ phần 9 doanh nghiệp nhà nước khác, thoái vốn chậm nhất vào đầu năm 2017.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài Chính, các đợt bán vốn tiếp theo của các doanh nghiệp lớn sẽ phải chú trọng khâu quảng bá lộ trình để thoái vốn thành công hơn. Hiện, Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Nghị định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, trong đó sẽ có những điểm mới, tạo thuận lợi, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước.

Mặc dù chủ trương thoái vốn nhà nước được đưa ra rõ ràng và quyết liệt, song, số vốn nhà nước được thoái ra thị trường vẫn còn rất thấp, chỉ đạt 8%. Bộ Tài chính cho biết, ngoài việc chuẩn bị cổ phần hóa chưa tốt, thông tin không rõ ràng, thì còn do bản thân doanh nghiệp không mặn mà với cổ phần hóa, không muốn bán vốn nhiều, vì lo ngại ảnh hưởng lợi ích. Bởi vậy, cần thiết phải có chế tài mạnh hơn đối với các đơn vị hoặc cá nhân cố tình chây ì, làm chậm tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cổ phần hóa DNNN: Cần ngăn “lợi ích nhóm” và thất thoát vốn
Cổ phần hóa DNNN: Cần ngăn “lợi ích nhóm” và thất thoát vốn

VOV.VN -Nhiều nhà đầu tư, chuyên gia kiến nghị cần có những biện pháp để tránh “lợi ích nhóm” lợi dụng làm thất thoát vốn của nhà nước.

Cổ phần hóa DNNN: Cần ngăn “lợi ích nhóm” và thất thoát vốn

Cổ phần hóa DNNN: Cần ngăn “lợi ích nhóm” và thất thoát vốn

VOV.VN -Nhiều nhà đầu tư, chuyên gia kiến nghị cần có những biện pháp để tránh “lợi ích nhóm” lợi dụng làm thất thoát vốn của nhà nước.

Tiền thoái vốn DNNN nên dùng làm “mồi nhử” để thu hút đầu tư
Tiền thoái vốn DNNN nên dùng làm “mồi nhử” để thu hút đầu tư

VOV.VN -Theo TS. Trần Du Lịch, dùng vốn thoái được để làm vốn "mồi" kêu gọi tư nhân đầu tư vào hạ tầng như cảng, đường sá, hệ thống giao thông… 

Tiền thoái vốn DNNN nên dùng làm “mồi nhử” để thu hút đầu tư

Tiền thoái vốn DNNN nên dùng làm “mồi nhử” để thu hút đầu tư

VOV.VN -Theo TS. Trần Du Lịch, dùng vốn thoái được để làm vốn "mồi" kêu gọi tư nhân đầu tư vào hạ tầng như cảng, đường sá, hệ thống giao thông… 

Nhiều DNNN hoạt động chưa hiệu quả, quản trị yếu kém
Nhiều DNNN hoạt động chưa hiệu quả, quản trị yếu kém

VOV.VN - Đây là đánh giá của Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội trong báo cáo thẩm tra về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.

Nhiều DNNN hoạt động chưa hiệu quả, quản trị yếu kém

Nhiều DNNN hoạt động chưa hiệu quả, quản trị yếu kém

VOV.VN - Đây là đánh giá của Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội trong báo cáo thẩm tra về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.

Có thể tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa DNNN?
Có thể tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa DNNN?

VOV.VN - VAFI đề xuất 2 giải pháp để các doanh nghiệp Nhà nước buộc phải niêm yết chứng khoán tạo điều kiện tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa.

Có thể tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa DNNN?

Có thể tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa DNNN?

VOV.VN - VAFI đề xuất 2 giải pháp để các doanh nghiệp Nhà nước buộc phải niêm yết chứng khoán tạo điều kiện tăng thu 15 tỷ USD từ cổ phần hóa.

Xử lý DNNN không công bố thông tin theo quy định
Xử lý DNNN không công bố thông tin theo quy định

VOV.VN -Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ KHĐT tiếp tục theo dõi, báo cáo và đề xuất xử lý đối với các vi phạm về công bố thông tin.

Xử lý DNNN không công bố thông tin theo quy định

Xử lý DNNN không công bố thông tin theo quy định

VOV.VN -Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ KHĐT tiếp tục theo dõi, báo cáo và đề xuất xử lý đối với các vi phạm về công bố thông tin.

Chậm cổ phần hóa DNNN một phần do thủ tục rườm rà
Chậm cổ phần hóa DNNN một phần do thủ tục rườm rà

VOV.VN - CPH phải xin ý kiến nhiều cơ quan có thẩm quyền về xác định giá trị tài sản, pháp lý, xử lý định giá doanh nghiệp liên quan đến bất động sản

Chậm cổ phần hóa DNNN một phần do thủ tục rườm rà

Chậm cổ phần hóa DNNN một phần do thủ tục rườm rà

VOV.VN - CPH phải xin ý kiến nhiều cơ quan có thẩm quyền về xác định giá trị tài sản, pháp lý, xử lý định giá doanh nghiệp liên quan đến bất động sản