Tránh lạm dụng, tiêu cực đối với hoạt động ngoại thương

VOV.VN - Tránh lạm dụng, tiêu cực đối với hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những mục tiêu mà Dự thảo Luật Quản lý Ngoại thương hướng tới.

Trình bày trước Quốc hội về án Luật Quản lý ngoại thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, hệ thống pháp luật ngoại thương hiện hành còn nhiều hạn chế. Có quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật cùng quy định quản lý nhà nước về hoạt động ngoại thương dẫn đến tản mát, thiếu sự đồng bộ.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đọc Tờ trình về Dự án Luật Quản lý ngoại thương tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV sáng 27/10

Bộ trưởng cho biết, Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan chưa thể hiện rõ yêu cầu hội nhập, công tác quản lý nhà nước về ngoại thương chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.

Theo ông Trần Tuấn Anh, việc có quá nhiều văn bản cùng quy định hoạt động ngoại thương dẫn đến sự thiếu minh bạch, rủi ro cho tổ chức, cá nhân trong áp dụng chính sách quản lý hàng hóa. Bên cạnh đó, nhiều biện pháp quản lý ngoại thương được quy định ở hình thức văn bản dưới luật thiếu minh bạch, hạn chế, cản trở quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân theo tinh thần Hiến định.

Luật Thương mại 2005 được xây dựng và ban hành trong bối cảnh đất nước ta đang đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), quy định quản lý nhà nước về ngoại thương có tính chất khung, chủ yếu được quy định ở Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ về một số biện pháp quản lý nhà nước cụ thể đối với hoạt động ngoại thương... Việc không có quy định cụ thể các biện pháp quản lý ngoại thương tại luật dẫn đến tính ổn định, tính dự báo của các biện pháp này chưa cao, ông Trần Tuấn Anh lưu ý.

Quản lý ngoại thương chưa hiệu quả do luật chồng chéo (Ảnh minh họa: Internet)

Do đó, Bộ trưởng nhấn mạnh, Dự án Luật cần phải quy định rõ ràng hệ thống, nguyên tắc, thẩm quyền áp dụng các biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương, các quyền, nghĩa vụ mà thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện với Nhà nước...

Trình bày Báo cáo thẩm tra Dự án Luật quản lý ngoại thương, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, đa số ý kiến nhất trí với phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, chỉ quy định công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương hàng hóa. Có ý kiến cho rằng Luật quản lý ngoại thương là đạo luật chủ đạo trong quản lý ngoại thương, phạm vi điều chỉnh cần bao quát toàn diện hoạt động ngoại thương đối với cả hàng hóa và dịch vụ. Một số ý kiến đề nghị xem xét quy định những dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Ông Vũ Hồng Thanh  - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội 
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng, đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ với đặc thù là cung cấp qua biên giới và tiêu dùng ngoài lãnh thổ, hiện đang được điều chỉnh ở các pháp luật chuyên ngành và theo kinh nghiệm quốc tế, pháp luật về quản lý ngoại thương của nhiều nước cũng chỉ quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Bên cạnh đó những hình thức dịch vụ thương mại có chức năng cung cấp dịch vụ cho hoạt động mua bán, phân phối, lưu chuyển hàng hóa trong nước và ngoại thương như các dịch vụ logistic, giám định, quá cảnh... đã được quy định trong Luật thương mại năm 2005, do đó, Ủy ban Kinh tế tán thành với phạm vi điều chỉnh quy định các biện pháp quản lý, giải quyết tranh chấp trong hoạt động ngoại thương hàng hóa và các biện pháp phát triển ngoại thương tại Dự thảo Luật./.

Dự thảo Luật Quản lý Ngoại thương dự kiến bao gồm 8 chương, 115 điều, cụ thể như sau: Những quy định chung; các biện pháp hành chính; các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch; các biện pháp phòng vệ thương mại; kiểm soát khẩn cấp trong hoạt động ngoại thương; các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương; giải quyết tranh chấp về ngoại thương; điều khoản thi hành./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các tỉnh biên giới có thể tạm ngưng xuất - nhập khẩu hàng hóa
Các tỉnh biên giới có thể tạm ngưng xuất - nhập khẩu hàng hóa

VOV.VN - UBND các tỉnh biên giới có thể áp dụng biện pháp tạm ngưng nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở khi hàng hóa ách tắc hoặc không phù hợp.

Các tỉnh biên giới có thể tạm ngưng xuất - nhập khẩu hàng hóa

Các tỉnh biên giới có thể tạm ngưng xuất - nhập khẩu hàng hóa

VOV.VN - UBND các tỉnh biên giới có thể áp dụng biện pháp tạm ngưng nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở khi hàng hóa ách tắc hoặc không phù hợp.

Tránh độc quyền kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu
Tránh độc quyền kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu

VOV.VN - Trong năm 2016, phải giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30 - 35% hiện nay xuống còn 15%.

Tránh độc quyền kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu

Tránh độc quyền kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu

VOV.VN - Trong năm 2016, phải giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30 - 35% hiện nay xuống còn 15%.

Thi hành Luật Thuế xuất - nhập khẩu: Miễn thuế nhiều mặt hàng
Thi hành Luật Thuế xuất - nhập khẩu: Miễn thuế nhiều mặt hàng

VOV.VN - Nghị định mới của Chính phủ quy định miễn thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng.

Thi hành Luật Thuế xuất - nhập khẩu: Miễn thuế nhiều mặt hàng

Thi hành Luật Thuế xuất - nhập khẩu: Miễn thuế nhiều mặt hàng

VOV.VN - Nghị định mới của Chính phủ quy định miễn thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng.