“Được và mất” khi Tây Nguyên chuyển đổi rừng sang trồng cao su

VOV.VN - Việc chuyển đổi rừng sang trồng cao su đã góp phần xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, việc làm này còn những bất cập, biến tướng...

Chủ trương  cho phép các tỉnh ở Tây Nguyên (chủ yếu là Gia Lai và Kon Tum) chuyển đổi 100.000 ha rừng sang trồng cao su để giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội đã thực hiện được gần 10 năm. Những vườn cao su trồng năm 2008-2009 nay bắt đầu khai thác, các khu dân cư ở vùng biên giới với hệ thống giao thông, trường học, trạm y tế, lưới điện đã tạo ra thế trận an ninh quốc phòng vững chắc. Tuy nhiên  việc chuyển đổi rừng sang trồng cao su còn những bất cập, biến tướng trục lợi. Điều đó càng rõ hơn khi cao su rớt giá.

Nhóm PV Đài TNVN tại Tây Nguyên đã đến các vùng trồng cao su từ việc chyển đổi rừng, tiếp xúc với công nhân, doanh nghiệp, chính quyền và có loạt bài -“Được – mất khi chuyển đổi 100.000 ha rừng sang trồng cao su”.

Người dân ở làng Giang Lố và Đăk Mốt xã Sa Long, (huyện biên giới Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) tự đặt tên cho con đường bê tông dài gần 5 km từ làng đến rẫy là đường A- Tâm. A- Tâm là tên gọi thân mật của bà con Sê Đăng dành cho trung tá Trịnh Hà Tâm, Giám đốc Công ty 732 thuộc Binh đoàn 15.

Những lô cao su xanh tốt ở vùng biên giới của Binh đoàn 15

Già làng A Sem, ở làng Giang Lố cho biết: Nhờ có A Tâm, mùa thu hoạch sắn, ngô, lúa ở vùng rẫy có diện tích gần 1.500 ha của bà con được vận chuyển về làng dễ dàng. Sản phẩm làm ra không còn sợ bị  mốc hay nước cuốn trôi, không  bị tư thương ép giá như trước kia nữa.

“Trước đây, đường này bà con đi rất khó khăn. Công ty 732 thấy bà con khổ quá, đi có người té, người bị thương cũng có. Giám đốc quan  tâm dân làng, mua vật liệu để cùng bà con xây con đường này. Bà con rất phấn khởi, già rất cảm ơn Công ty 732” – già làng A Sem nói.

Tỉnh Kon Tum và Gia Lai có trên 200 km biên giới với nước bạn Lào và Cam-pu-chia. Trước đây đoạn biên giới phía nam huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) kéo dài đến 50 km nhưng không một nhà dân sinh sống. Nhờ  các đơn vị quân đội làm kinh tế của Binh đoàn 15  mà bà con các dân tộc thiểu số trên 210 điểm dân cư dọc tuyến biên giới  Gia Lai- Kon Tum đã biết trồng cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê, cao su nên kinh tế của từng gia đình  thay đổi. Đặc biệt nhờ chuyển đổi trên 37 nghìn ha rừng sang trồng cao su ở vùng nam Sa Thầy, một huyện mới vừa được thành lập. Đó là huyện Ia H’Drai.

A Vuông, dân tộc Sê Đăng, quê ở huyện Kon Plông (Kon Tum) đến huyện Ia H’Drai làm công nhân cao su đã được 6 năm. A Vuông kể: lúc đầu, anh đã định bỏ về làng cũ làm rẫy chứ không thể gắn bó lâu dài. Ở đây mọi thứ còn khó khăn hơn nơi anh sinh ra, và cách xa làng đến hơn trăm km, muốn về nhà phải mất cả ngày đường.  Nhưng nay A Vuông thấy quyết định vào làm công nhân của mình là đúng. Sống với bộ đội, làm cùng bộ đội, có thu nhập ổn định, lại có tương lai vững chắc bởi hơn 3 ha cao su của anh đã ở vào tuổi thứ 6, vườn cây đã khép tán, chuẩn bị vào kỳ khai thác.

“Tôi làm công nhân ở đây  có cuộc sống ổn định. Cán bộ giúp đỡ mình rất nhiều trong việc trồng cao su và trồng các cây khác. Tôi sẽ gắn bó với đơn vị, với công ty để xây dựng cuộc sống ngày càng tốt hơn”- anh A Vuông bày tỏ.

Công nhân làm nhà

 Năm 2009, Cầm Bá Thức người dân tộc Thái  ở tỉnh Thanh Hóa, đến huyện Ia H’Drai làm công nhân thuộc Công ty 716. Từ hai bàn tay trắng, nay anh đã cưới vợ cũng là công nhân cùng công ty, và đã có hai đứa con. Nhờ sự hỗ trợ của đơn vị, hai vợ chồng anh đã xây dựng được căn nhà  vững chắc cùng khu rẫy 2 ha để tăng gia, mỗi năm thu nhập hơn 150 triệu đồng. Hai vợ chồng anh Thức  yên tâm lao động khi hai đứa con nhỏ được đơn vị hỗ trợ nuôi ăn học ở trường mẫu giáo của công ty.

Anh Thức nói: “Được ban chỉ huy đơn vị cũng như chi nhánh tạo điều kiện giúp đỡ, gia đình tôi cũng có cái ăn cái để, thu nhập cũng ổn. Đã bước chân vào đây thì mình phải cố gắng, mỗi năm tăng gia thêm một chút để sau này con cái lớn lên chúng đỡ khổ”.

Công ty TNHH MTV 716 được Binh đoàn 15 thành lập vào tháng 3 năm 2014.  Công ty 716 hiện có 3.200 ha cao su, với hơn 600 công nhân, tất cả là người dân tộc thiểu số. Xác định đặc thù của đơn vị ở vùng biên giới, chưa có khu dân cư nên từ lãnh đạo Công ty đến các đội sản xuất đều có những giải pháp hỗ trợ để công nhân yên tâm gắn bó với vườn cây, với đội sản xuất, tạo dựng một vùng quê mới. Cùng với việc đảm bảo tiền lương, đơn vị còn chăm lo đời sống cho công nhân như cấp đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ tiền làm nhà, xây dựng trường học, trạm y tế, nhà trẻ, hệ thống điện...

Thượng úy Phạm Văn Uy, đội trưởng đội sản xuất số 6, Công ty  716 nói: “Anh em công nhân toàn là thanh niên, mới tuyển dụng vào thì còn bỡ ngỡ, khó khăn. Chúng tôi đi sâu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng rồi có biện pháp giúp đỡ. Mới đầu vào, anh em công nhân toàn độc thân. Bây giờ thì đã xây dựng gia đình, có gia đình có 2 con rồi nên cũng yên tâm công tác, thực hiện nhiệm vụ của đơn vị”.

Đào tạo đội ngũ công nhân vững về tay nghề, tạo điều kiện để họ an cư lạc nghiệp, Công ty 716 đang xây dựng một nền tảng vững chãi về an ninh- quốc phòng trên vùng biên giới Ia H’Drai.

Thiếu tướng Đặng Anh Dũng - Tư lệnh Binh đoàn 15 cho biết: “Binh đoàn có chủ trương vườn cây đến đâu thì phát triển cụm dân cư đến đó. Hiện Binh đoàn đã xây dựng 6 cụm dân cư, với 216 điểm dọc theo tuyến biên giới trên 200 km của hai tỉnh Gia Lai- Kon Tum. Chúng tôi đã khai hoang trồng mới trên 42.000 ha cao su, bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định cho trên 17.000 lao động, trong đó có gần 7.000 lao động là người dân tộc thiểu số. Chúng tôi luôn luôn quán triệt tinh thần giúp dân chính là làm quốc phòng”.

Từ việc chuyển đổi 37.000 ha rừng sang trồng cao su, các doanh nghiệp đã đầu tư vào huyện mới IaH’Drai trên 6.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 4.000 lao động, trong đó có gần 1.500 lao động là người dân tộc thiểu số. Huyện IaH’Drai đã được xây dựng 560 km đường giao thông, 70 km đường điện, hơn 1.300 nhà ở cho công nhân, 30 nhà trẻ, trạm y tế…  tạo nên thế trận vững chắc về kinh tế - an ninh quốc phòng ở vùng phên dậu đất nước.

Ông Nguyễn Kim Phương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum khẳng định: “Khu vực quy hoạch là phù hợp với sự phát triển của cây cao su. Cây cao su ở đó được các đơn vị trong đó có Tổng công ty cao su Việt Nam đã kiểm nghiệm và khẳng định cây cao su ở đó là rất tốt, năng suất đảm bảo bằng và cao hơn ở những vùng khác. Thứ hai nữa là hình thành nên một khu vực  cụm cây công nghiệp, hình thành vùng dân cư, hình thành ra huyện Ia HDrai. Chắc chắn sẽ hình thành cụm công nghiệp và những nhà máy chế biến mủ cao su ở khu vực đó. Qua bước đi của tỉnh, tôi thấy là chuyển đổi rừng sang trồng cao su thì trước mắt có hiệu quả ổn định và tốt”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tây Nguyên hạn lịch sử: Lãng phí các công trình thủy lợi và nước sạch
Tây Nguyên hạn lịch sử: Lãng phí các công trình thủy lợi và nước sạch

VOV.VN - Chi phí mỗi công trình cấp nước vốn đầu tư từ 200 triệu đến 5 tỷ đồng. Với 124 công trình “đắp chiếu”, số tiền lãng phí lên đến cả trăm tỷ đồng

Tây Nguyên hạn lịch sử: Lãng phí các công trình thủy lợi và nước sạch

Tây Nguyên hạn lịch sử: Lãng phí các công trình thủy lợi và nước sạch

VOV.VN - Chi phí mỗi công trình cấp nước vốn đầu tư từ 200 triệu đến 5 tỷ đồng. Với 124 công trình “đắp chiếu”, số tiền lãng phí lên đến cả trăm tỷ đồng

'Chảo lửa' hạn hán Tây Nguyên: Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt
'Chảo lửa' hạn hán Tây Nguyên: Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt

Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt, cây cà phê và tiêu chết khô, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng… là thực trạng do hạn hán gây ra tại Tây Nguyên

'Chảo lửa' hạn hán Tây Nguyên: Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt

'Chảo lửa' hạn hán Tây Nguyên: Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt

Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt, cây cà phê và tiêu chết khô, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng… là thực trạng do hạn hán gây ra tại Tây Nguyên

Hạn nặng ở Tây Nguyên: Người dân lao đao vì đào giếng không có nước
Hạn nặng ở Tây Nguyên: Người dân lao đao vì đào giếng không có nước

VOV.VN - Để cứu lúa, cứu cây cà phê trong đợt hạn hán kỷ lục, nhiều người dân vay tiền để đào giếng và lâm vào cảnh túng quẫn vì giếng đào không ra nước.

Hạn nặng ở Tây Nguyên: Người dân lao đao vì đào giếng không có nước

Hạn nặng ở Tây Nguyên: Người dân lao đao vì đào giếng không có nước

VOV.VN - Để cứu lúa, cứu cây cà phê trong đợt hạn hán kỷ lục, nhiều người dân vay tiền để đào giếng và lâm vào cảnh túng quẫn vì giếng đào không ra nước.

Tây Nguyên muốn giữ được rừng hãy nhìn lại lực lượng bảo vệ rừng
Tây Nguyên muốn giữ được rừng hãy nhìn lại lực lượng bảo vệ rừng

VOV.VN - Bảo vệ rừng làm ngơ hoặc tiếp tay cho lâm tặc, đó là điều không lạ ở Tây Nguyên. Nhưng chỉ khi vụ việc báo chí nêu hoặc Công an vào cuộc...

Tây Nguyên muốn giữ được rừng hãy nhìn lại lực lượng bảo vệ rừng

Tây Nguyên muốn giữ được rừng hãy nhìn lại lực lượng bảo vệ rừng

VOV.VN - Bảo vệ rừng làm ngơ hoặc tiếp tay cho lâm tặc, đó là điều không lạ ở Tây Nguyên. Nhưng chỉ khi vụ việc báo chí nêu hoặc Công an vào cuộc...