Nhóm MaD đoạt giải Nhất cuộc thi Start Up sản phẩm Friendly Guide

VOV.VN - Sản phẩm Friendly Guide là một ứng dụng di động hỗ trợ khách tham quan tại các bảo tàng, khu triển lãm nghệ thuật, nhà truyền thống.
 

Chung kết cuộc thi khởi nghiệp “Start-up Uni: Become a unipreneur” vừa diễn ra tại Đại học FPT Hà Nội. Đây là cơ hội để các bạn hoàn thiện kế hoạch khởi nghiệp, tạo tiền đề cho những bước phát triển mới trong tương lai và ngày càng đến gần hơn với “giấc mơ hiện thực hóa”.

Friendly Guide muốn cải thiện ngành Du lịch Việt Nam

Với phần trình bày đầy thuyết phục, nhóm MaD team gồm 8 thành viên đến từ ĐH FPT đã giành giải Quán quân của cuộc thi Start-up Uni mùa đầu tiên với sản phẩm Friendly Guide (Thuyết minh Bảo tàng thông minh).

Nhóm MaD gồm 8 thành viên
Theo Ban tổ chức, sản phẩm Friendly Guide của nhóm MaD là một ứng dụng di động hỗ trợ khách tham quan tại các bảo tàng, khu triển lãm nghệ thuật, nhà truyền thống.

Như một hướng dẫn viên ảo, người tham quan sẽ được cung cấp thêm nhiều thông tin về hiện vật thông qua hình ảnh, âm thanh hay video. Bằng các lập luận chặt chẽ và những trải nghiệm có thật của mình, MaD đã chứng minh được sản phẩm có thể tối ưu hóa việc trưng bày ở bảo tàng, chia sẻ thông tin du lịch.

Từ đó, nâng cao trải nghiệm người dùng, tăng giá trị nhận diện và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Hiện nay sản phẩm đang chạy thử tại Bảo tàng Đại học FPT và Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Thay mặt nhóm, Team leader MaD - Khúc Hữu Huy cho biết: “Với lòng đam mê và nhiệt huyết của tuổi trẻ, điều chúng tôi muốn mang đến ngày hôm nay là sự tự tin, khác biệt và sự chiến thắng”.

Khúc Hữu Huy giải thích: MaD là những con người với chung đam mê lý tưởng để tạo ra sự khác biệt từ những thứ đơn giản nhất. MaD viết tắt của Make a Difference ứng dụng “Thuyết minh bảo tàng thông minh - Friendly Guide” – FD như một hướng dẫn viên đồng hành cùng khách thăm quan tại bảo tàng. FD có thể tái hiện lại câu chuyện ẩn chứa trong hiện vật được trưng bày với chính smartphone của khách thăm quan.

Nói về hướng phát triển sản phẩm thời gian tới, Khúc Hữu Huy cho hay: FD đang được chạy demo thử công nghệ và lấy ý kiến (feed back) của người dùng tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng như Phòng truyền thống tại Trường Đại học FPT. Sau khi trưng bày tại đó, bước đầu khách hàng đánh giá rất cao về sản phẩm và cũng có những góp ý để sản phẩm phù hợp với người dùng hơn.

“MaD đang hoàn thiện hệ thống dự tính trong khoảng 3-6 tháng nữa sản phẩm sẽ có mặt trên thị trường. Tương lai gần sẽ áp dụng FD tại các bảo tàng, phòng triển lãm, khu trưng bày nghệ thuật tại Hà Nội. Tương lai xa hơn, chúng tôi có thể áp dụng trên toàn quốc và mở rộng ra các danh lam thắng cảnh”- Khúc Hữu Huy chia sẻ.

Giải thích lý do vì sao nhóm lại thực hiện sản phẩm này, Khúc Hữu Huy cho rằng: Thị trường vô cùng lớn. Theo khảo sát của chúng tôi, hiện chưa có bảo tàng nào tại Việt Nam áp dụng công nghệ này vào hỗ trợ thuyết minh hiện vật. Tại Hà Nội có gần 20 bảo tàng và trên cả nước có hơn 120 bảo tàng cùng hàng ngàn di tích lịch sử, trung tâm triển lãm, nhà truyền thống…. Chính vì lý do đó, Nhóm mong muốn với FD sẽ giúp cải thiện được phần nào ngành Du lịch Việt Nam.

Nhiều bảo tàng lớn trên thế giới đã áp dụng công nghệ này tương tự như FD định triển khai. Ví dụ: American Museum of Natural History hay Bảo tàng Louvre tại Pháp và được khách thăm quan đánh giá rất cao khi trải nghiệm sản phẩm.

Dự án FD có tính khả thi cao
Friendly Guide có tính ứng dụng cao

Chia sẻ bi quyết thành công, Huy khiêm tốn nói: “Cái này em cũng không biết và em đang đi tìm kiếm. Chúng em chưa thể nói trước được điều gì vì bây giờ đang là sinh viên. Là sinh viên sắp ra trường, chúng em làm vì đam mê và sự nhiệt huyết của tuổi trẻ. Chúng em chỉ biết học theo người thành công và áp dụng một cách khoa học vào bản thân mình.

Với vai trò là trưởng nhóm, nhiệm vụ của em là làm sao 'giữ lửa' cho anh em trong đội cũng như cùng mọi người chèo lái con tàu MaD đi đúng hướng. Chuẩn bị ra trường, cơm áo gạo tiền cũng sắp là một nỗi lo nhưng bọn em sẽ cố gắng bằng mọi cách để theo đuổi đam mê của mình là “ứng dụng công nghệ vào những vấn đề hằng ngày tại Việt Nam.

Đoạt giải Quán quân của cuộc thi, bọn em cũng tạm gọi đó là một thành công nho nhỏ. Đã hình thành được 1 team MaD có những con người cùng cố gắng cùng vượt qua khó khăn khi bất đồng”.

Kể lại hành trình đến với cuộc thi, Huy chia sẻ: “Trong suốt hơn 5 tháng chuẩn bị cuộc thi, chúng em luôn sẵn sàng phải đối mặt những đội thi rất giỏi từ các trường đại học lớn trên cả nước. Mọi người luôn làm việc với tinh thần hết mình. Và khi được vinh danh, cả nhóm như nổ tung vỡ oà trong xúc động vì những gì đã cố gắng trong suốt thời gian qua. Và bản thân em cũng như các bạn cảm nhận rằng mình đã vượt qua chính mình”.

Khúc Hữu Huy nhấn mạnh: “Chúng em hy vọng thông điệp “Quốc gia khởi nghiệp” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được lan rộng ra trên cả nước”.

Đánh giá về sản phẩm của nhóm, ông Trần Hữu Đức, Giám đốc FPT Ventures nhận xét: “Dự án FD có tính khả thi cao". Tuy nhiên, ông cũng góp ý tại sao nhóm lại dùng những công nghệ nhận diện hình ảnh này mà không dùng cái đơn giản hơn?

Lý giải điều này, bạn Hữu Quyết - 1 thành viên của nhóm cho hay: Hiện nay bảo tàng trên thế giới cũng như Việt Nam có áp dụng Auto Guide nhưng thực tế đã chứng minh nó không mấy hiệu quả khi thông tin chỉ có âm thanh (audio). Còn với FD, chúng tôi có cả hình ảnh, video, mô hình trận đánh… có thể hiện ra trước mắt khách thăm quan./.

Start-up Uni là cuộc thi khởi nghiệp do Đại học FPT, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ cao Hòa Lạc (HBI), Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao TP. HCM (SHTPIC) và Đại học Nông Lâm TP. HCM phối hợp tổ chức. Cuộc thi nhằm khuyến khích những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, ứng dụng công nghệ. Đồng thời mong muốn khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo của thế hệ trẻ, tìm kiếm vàtôn vinh những tác giả có dự án khởi nghiệp xuất sắc trên cả nước.

TS. Tạ Ngọc Cầu, Giám đốc cơ sở Hòa Lạc ĐH FPT cho rằng, trải qua 5 tháng kể từ ngày phát động, Start-up Uni không chỉ là sân chơi, mà còn là “sân làm việc” nghiêm túc để tạo nên những doanh nghiệp.“Chúng tôi mong muốn được các doanh nhân, các nhà đầu tư xem xét ý tưởng và năng lực của các em, để từ đó mở ra cho các em những cơ hội lớn”– TS. Tạ Ngọc Cầu chia sẻ.

Mỗi dự án là một ý tưởngthú vị nhằm giải quyết những vấn đề nhức nhối, cấp thiết của xã hội hiện nay, đồng thời đặt ra những bài toán kinh doanh và tài chính.

Box:Start-up Uni là cuộc thi khởi nghiệp do Đại học FPT, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ cao Hòa Lạc (HBI), Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao TP. HCM (SHTPIC) và Đại học Nông Lâm TP. HCM phối hợp tổ chức. Cuộc thi nhằm khuyến khích những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, ứng dụng công nghệ. Đồng thời mong muốn khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo của thế hệ trẻ, tìm kiếm vàtôn vinh những tác giả có dự án khởi nghiệp xuất sắc trên cả nước.

TS. Tạ Ngọc Cầu, Giám đốc cơ sở Hòa Lạc ĐH FPT cho rằng, trải qua 5 tháng kể từ ngày phát động, Start-up Uni không chỉ là sân chơi, mà còn là “sân làm việc” nghiêm túc để tạo nên những doanh nghiệp.“Chúng tôi mong muốn được các doanh nhân, các nhà đầu tư xem xét ý tưởng và năng lực của các em, để từ đó mở ra cho các em những cơ hội lớn”– TS. Tạ Ngọc Cầu chia sẻ.

Mỗi dự án là một ý tưởngthú vị nhằm giải quyết những vấn đề nhức nhối, cấp thiết của xã hội hiện nay, đồng thời đặt ra những bài toán kinh doanh và tài chính.

 

Box:Start-up Uni là cuộc thi khởi nghiệp do Đại học FPT, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ cao Hòa Lạc (HBI), Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao TP. HCM (SHTPIC) và Đại học Nông Lâm TP. HCM phối hợp tổ chức. Cuộc thi nhằm khuyến khích những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, ứng dụng công nghệ. Đồng thời mong muốn khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo của thế hệ trẻ, tìm kiếm vàtôn vinh những tác giả có dự án khởi nghiệp xuất sắc trên cả nước.

TS. Tạ Ngọc Cầu, Giám đốc cơ sở Hòa Lạc ĐH FPT cho rằng, trải qua 5 tháng kể từ ngày phát động, Start-up Uni không chỉ là sân chơi, mà còn là “sân làm việc” nghiêm túc để tạo nên những doanh nghiệp.“Chúng tôi mong muốn được các doanh nhân, các nhà đầu tư xem xét ý tưởng và năng lực của các em, để từ đó mở ra cho các em những cơ hội lớn”– TS. Tạ Ngọc Cầu chia sẻ.

Mỗi dự án là một ý tưởngthú vị nhằm giải quyết những vấn đề nhức nhối, cấp thiết của xã hội hiện nay, đồng thời đặt ra những bài toán kinh doanh và tài chính.

 

Box:Start-up Uni là cuộc thi khởi nghiệp do Đại học FPT, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ cao Hòa Lạc (HBI), Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao TP. HCM (SHTPIC) và Đại học Nông Lâm TP. HCM phối hợp tổ chức. Cuộc thi nhằm khuyến khích những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, ứng dụng công nghệ. Đồng thời mong muốn khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo của thế hệ trẻ, tìm kiếm vàtôn vinh những tác giả có dự án khởi nghiệp xuất sắc trên cả nước.

TS. Tạ Ngọc Cầu, Giám đốc cơ sở Hòa Lạc ĐH FPT cho rằng, trải qua 5 tháng kể từ ngày phát động, Start-up Uni không chỉ là sân chơi, mà còn là “sân làm việc” nghiêm túc để tạo nên những doanh nghiệp.“Chúng tôi mong muốn được các doanh nhân, các nhà đầu tư xem xét ý tưởng và năng lực của các em, để từ đó mở ra cho các em những cơ hội lớn”– TS. Tạ Ngọc Cầu chia sẻ.

Mỗi dự án là một ý tưởngthú vị nhằm giải quyết những vấn đề nhức nhối, cấp thiết của xã hội hiện nay, đồng thời đặt ra những bài toán kinh doanh và tài chính.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiết lộ bí quyết khởi nghiệp của ông chủ Facebook
Tiết lộ bí quyết khởi nghiệp của ông chủ Facebook

VOV.VN - Khởi nghiệp thành công với mạng xã hội Facebook, Mark Zuckerberg đã trở thành một trong những tỷ phú tự thân trẻ nhất hiện nay.

Tiết lộ bí quyết khởi nghiệp của ông chủ Facebook

Tiết lộ bí quyết khởi nghiệp của ông chủ Facebook

VOV.VN - Khởi nghiệp thành công với mạng xã hội Facebook, Mark Zuckerberg đã trở thành một trong những tỷ phú tự thân trẻ nhất hiện nay.

CEO Eway: “Khởi nghiệp công nghệ đâu chỉ là tay không bắt giặc”
CEO Eway: “Khởi nghiệp công nghệ đâu chỉ là tay không bắt giặc”

VOV.VN - CEO Công ty Cổ phần Eway hài hước cho rằng, khởi nghiệp công nghệ ngoài tay không thì ít ra cũng phải cộng thêm cái bàn phím máy tính.

CEO Eway: “Khởi nghiệp công nghệ đâu chỉ là tay không bắt giặc”

CEO Eway: “Khởi nghiệp công nghệ đâu chỉ là tay không bắt giặc”

VOV.VN - CEO Công ty Cổ phần Eway hài hước cho rằng, khởi nghiệp công nghệ ngoài tay không thì ít ra cũng phải cộng thêm cái bàn phím máy tính.

Bill Gates và Steve Jobs đều có “máu liều” khi khởi nghiệp
Bill Gates và Steve Jobs đều có “máu liều” khi khởi nghiệp

VOV.VN - Hai huyền thoại của ngành công nghệ là Bill Gates và Steve Jobs có rất nhiều điểm chung khi khởi nghiệp, trong đó nổi bật là "máu liều".

Bill Gates và Steve Jobs đều có “máu liều” khi khởi nghiệp

Bill Gates và Steve Jobs đều có “máu liều” khi khởi nghiệp

VOV.VN - Hai huyền thoại của ngành công nghệ là Bill Gates và Steve Jobs có rất nhiều điểm chung khi khởi nghiệp, trong đó nổi bật là "máu liều".

Con đường khởi nghiệp của nhà đầu tư huyền thoại người Mỹ
Con đường khởi nghiệp của nhà đầu tư huyền thoại người Mỹ

VOV.VN - Với tài năng làm giàu thiên bẩm, nhà đầu tư nổi tiếng thế giới Warren Buffett nhiều năm liền nằm trong top 10 người giàu nhất hành tinh.

Con đường khởi nghiệp của nhà đầu tư huyền thoại người Mỹ

Con đường khởi nghiệp của nhà đầu tư huyền thoại người Mỹ

VOV.VN - Với tài năng làm giàu thiên bẩm, nhà đầu tư nổi tiếng thế giới Warren Buffett nhiều năm liền nằm trong top 10 người giàu nhất hành tinh.

Ông chủ Ladoda và hành trình khởi nghiệp từ 40 triệu đồng
Ông chủ Ladoda và hành trình khởi nghiệp từ 40 triệu đồng

VOV.VN - Ông chủ Ladoda nói bí quyết thành công là phải có đam mê và tâm huyết với nghề.

Ông chủ Ladoda và hành trình khởi nghiệp từ 40 triệu đồng

Ông chủ Ladoda và hành trình khởi nghiệp từ 40 triệu đồng

VOV.VN - Ông chủ Ladoda nói bí quyết thành công là phải có đam mê và tâm huyết với nghề.