Thị trường thế giới đón nhiều tín hiệu tích cực?

VOV.VN -Đang có nhiều tín hiệu khiến thị trường toàn cầu phản ứng tích cực vượt qua cả dự báo của các tổ chức kinh tế quốc tế như IMF, WB…

Những tháng cuối năm nay, kinh tế toàn cầu nhận được những dấu hiệu khả quan từ nền kinh tế đầu tàu thế giới là Mỹ, OPEC lại đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ, khả năng FED sẽ tăng lãi suất vào ngày 14/12 này, khiến thị trường toàn cầu phản ứng tích cực vượt qua cả dự báo của các tổ chức kinh tế quốc tế như IMF, WB…

Từ dấu hiệu lạc quan của kinh tế Mỹ…

Lần đầu tiên một tổ chức kinh tế quốc tế dự báo nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh dưới thời tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngày 28/11, Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát tiển Kinh tế (OECD) Angel Gurria bày tỏ tin tưởng rằng, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng gấp đôi trong những năm tới do tác động của các chính sách mới của ông Trump.

Với việc cắt giảm thuế của Tổng thống Mỹ sẽ giúp nền kinh tế số 1 thế giới tăng trưởng khoảng 2,3% trong năm tới và tiến tới đạt mức 3% trong năm 2018 tức là tăng gấp đôi so với mức 1,5% của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2016.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã đề cao việc cắt giảm thuế cho tất cả các đối tượng, nhưng nhấn mạnh các doanh nghiệp lớn nhằm kích cầu đầu tư, đồng thời cam kết đẩy mạnh chi tiêu công, theo đó 550 tỷ USD sẽ đưa vào xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thêm việc làm và là cơ sở để tăng lương tối thiểu.

OECD nhận định, GDP của Mỹ sẽ quay lại đà tăng trưởng vừa phải trong năm 2017 và tăng trưởng mạnh trong năm 2018 chủ yếu do chính sách hỗ trợ tài chính sẽ có hiệu lực vào năm 2018. Điều này cũng sẽ giúp kinh tế toàn cầu trong vài tháng tới tăng trưởng nhanh hơn so với những dự đoán trước đó.

Theo giới phân tích, OECD cũng có cái nhìn lạc quan hơn đối với nền kinh tế Anh  so với báo cáo công bố hồi tháng 9 vừa qua về tác động của Brexit. Theo tổ chức này, nước Anh sẽ đạt tăng trưởng khoảng 2% trong năm nay và 1,2% cho năm sau. Theo đó,  tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2,9% trong năm 2016,  3,3% trong năm 2017 và 3,6% trong năm 2018.

Tổng Thư ký OECD Angel Gurria còn cho biết: “Thông điệp của dự báo kinh tế cho rằng, nếu các nhà hoạch định chính sách có thể tránh được cạm bẫy của chủ nghĩa bảo hộ và nắm bắt cơ hội cho những biện pháp tài khóa tổng thể với lãi suất cực kỳ thấp kết hợp với những ưu tiên cải cách cấu trúc thì kinh tế toàn cầu cuối cùng cũng có thể thoát khỏi cái bẫy tăng trưởng thấp”.

đến OPEC cắt giảm sản lượng khai thác dầu…

Ngày 30/11, Bộ trưởng các nước thành viên OPEC trong cuộc họp không chính thức tại Vienna đã đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu với mức 1,2 triệu thùng/ngày, xuống còn 32,5 triệu thùng/ngày (trước đó, tháng 10 bình quân là 33,64 triệu thùng/ngày). Còn đối với các nước ngoài OPEC sẽ cắt giảm 600 nghìn thùng/ngày.

Theo đó, Saudi Arabia sẽ giảm sản 486.000 thùng/ngày từ mức tháng 10/2016 xuống còn 10,1 triệu thùng/ngày; Iraq giảm 210.000 thùng/ngày xuống còn 4,4 triệu thùng/ngày; UAE giảm 139.000 thùng/ngày xuống còn 2,9 triệu thùng/ngày; Iran được đồng ý tăng sản lượng lên mức 3,8 triệu thùng/ngày, tương đương mức trước khi bị quốc tế trừng phạt. 

Cũng theo thỏa thuận, Libya và Nigeria được miễn thực hiện cắt giảm. Riêng Indonesia phản đối thỏa thuận và quyết định đình chỉ tư cách thành viên OPEC. Nga, quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất ngoài OPEC, cũng tuyên bố sẵn sàng giảm 300.000 thùng/ngày vào năm 2017 để ủng hộ thỏa thuận của tổ chức này.

Societe Generale SA ở New York, trưởng bộ phận nghiên cứu về thị trường năng lượng tại ngân hàng nhận xét: “Rõ ràng động thái chấp thuận giảm sản lượng mới nhất sẽ mang lại nhiều tác động tích cực đến thị trường. Điều quan trọng nhất là Saudi Arabia đang thể hiện rõ vai trò lãnh đạo thị trường của họ”.

Với thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu còn ghi nhận bước chuyển biến mới trong quan hệ Saudi Arabia và Iran, với sự hỗ trợ và điều phối của Nga, Algeria và Qatar, chính phủ hai nước đã có thể vượt qua được những sự khác biệt xung quang quan điểm về Syria và Yemen.

Tuy nhiên, theo cảnh báo của cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), thì thị trường năng lượng năm 2017 sẽ vẫn tiếp tục khó khăn do dư thừa nguồn cung cho đến năm 2018 bởi nguồn dự trữ của một số nước vẫn còn lớn.

Và triển vọng FED sẽ tăng lãi suất…

Ngày 18/11, Chủ tịch FED bà Janet Yellen đã có phiên điều trần trước Ủy ban Tài chính Hạ viện Mỹ. Trong phiên điều trần này bà Janet Yellen đã có nhận định lạc quan về nền kinh tế Mỹ (tín hiệu để có thể tăng lãi suất), khiến khả năng tăng lãi suất vào ngày 14/12 là rất cao. Trong khi ông Donald Trump vẫn chưa chính thức tiếp quản Nhà Trắng, lưỡng viện mới với sự chi phối của đảng Cộng hòa cũng chưa bắt đầu nhiệm kỳ, khiến FED chưa phải chịu bất kỳ áp lực nào.

Tuy nhiên, đây là thời điểm rất nhạy cảm với FED trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa kết thúc và thị trường đang chờ quyết định tăng lãi suất của FED. Đây cũng là lần đầu tiên bà Janet Yellen xuất hiện trước công chúng sau khi ông Donald Trump thắng cử.

Tuy nhiên, trong dài hạn khi đảng Cộng hòa nắm quyền ở Mỹ, chính sách tiền tệ thường được nới lỏng (ngược với đảng Dân chủ). Điều này rất có thể sẽ không thể tăng lãi suất thêm nữa vì người kế nhiệm bà Yellen thì đương nhiên FED phải theo khuynh hướng của đảng Cộng hòa.

Những tín hiệu lạc quan trên, khiến thị trường phản ứng tích cực, chốt phiên giao dịch ngày 30/11, trên thị trường London, giá dầu Brent giao kỳ hạn tháng 11 tăng 2,27 USD/thùng tương đương 5,9% lên 48,69 USD/thùng; giao tháng 1/2017 đã tăng hơn 8%, lên mức 50,36 USD/thùng. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn tháng 11 tăng 2,38 USD/thùng tương đương 5,3% và chốt phiên ở mức 47,05 USD/thùng; giao tháng 1/2017 tăng 4,53 USD, đạt 49,76 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 8/9/2016.

Tại New York, chỉ số chứng khoán Dow Jones cũng đã mở phiên tăng cao kỷ lục, nhất là nhóm ngành năng lượng tăng 4%, đánh dấu phiên tăng điểm mạnh nhất tính từ tháng 1/2016. Tuy nhiên, giới phân tích thận trọng cảnh báo dường như đây chỉ là những phản ứng trong ngắn hạn.

Như vậy, trái với các dự báo của các tổ chức kinh tế quốc tế hồi tháng 10 và đầu tháng 11, những tín hiệu lạc quan của nền kinh tế đầu tàu, khả năng tăng lãi suất của FED và bản vị dầu của đồng USD, được quyết định bởi thỏa thuận giảm sản lượng khai thác của OPEC. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, các yếu tố thuận, nghịch đang đan xen, khiến các chuyên gia dự báo kinh tế toàn cầu vẫn còn đang hết sức thận trọng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

IMF: Trung Quốc sẽ tiếp tục “giáng” cú sốc lên kinh tế thế giới
IMF: Trung Quốc sẽ tiếp tục “giáng” cú sốc lên kinh tế thế giới

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, sự ảnh hưởng toàn cầu từ những cú sốc kinh tế Trung Quốc sẽ ngày càng gia tăng.

IMF: Trung Quốc sẽ tiếp tục “giáng” cú sốc lên kinh tế thế giới

IMF: Trung Quốc sẽ tiếp tục “giáng” cú sốc lên kinh tế thế giới

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, sự ảnh hưởng toàn cầu từ những cú sốc kinh tế Trung Quốc sẽ ngày càng gia tăng.

Hồi sinh kinh tế Mỹ - di sản thuyết phục nhất của Tổng thống Obama?
Hồi sinh kinh tế Mỹ - di sản thuyết phục nhất của Tổng thống Obama?

VOV.VN - Nếu như đầu năm 2009 khi ông Obama mới lên nắm quyền, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ chạm con số kỷ lục 10,3% thì nay đã giảm một nửa, còn 5%.

Hồi sinh kinh tế Mỹ - di sản thuyết phục nhất của Tổng thống Obama?

Hồi sinh kinh tế Mỹ - di sản thuyết phục nhất của Tổng thống Obama?

VOV.VN - Nếu như đầu năm 2009 khi ông Obama mới lên nắm quyền, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ chạm con số kỷ lục 10,3% thì nay đã giảm một nửa, còn 5%.

Kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng gấp đôi, tác động tích cực tới toàn cầu
Kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng gấp đôi, tác động tích cực tới toàn cầu

VOV.VN - Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát tiển Kinh tế (OECD) Angel Gurria bày tỏ tin tưởng kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng gấp đôi trong những năm tới.

Kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng gấp đôi, tác động tích cực tới toàn cầu

Kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng gấp đôi, tác động tích cực tới toàn cầu

VOV.VN - Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát tiển Kinh tế (OECD) Angel Gurria bày tỏ tin tưởng kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng gấp đôi trong những năm tới.

Hội nghị G7 tập trung giải quyết rủi ro mới của kinh tế thế giới
Hội nghị G7 tập trung giải quyết rủi ro mới của kinh tế thế giới

VOV.VN - Lãnh đạo các nước G7 nhấn mạnh rằng, cần phải tăng cường liên kết nhằm thực hiện một cách linh hoạt các chiến lược tài chính.

Hội nghị G7 tập trung giải quyết rủi ro mới của kinh tế thế giới

Hội nghị G7 tập trung giải quyết rủi ro mới của kinh tế thế giới

VOV.VN - Lãnh đạo các nước G7 nhấn mạnh rằng, cần phải tăng cường liên kết nhằm thực hiện một cách linh hoạt các chiến lược tài chính.

Donald Trump:Chính sách tiền tệ của Trung Quốc đang tàn phá kinh tế Mỹ
Donald Trump:Chính sách tiền tệ của Trung Quốc đang tàn phá kinh tế Mỹ

VOV.VN - Ứng viên Tổng thống Donald Trump một lần nữa khẳng định chính sách tiền tệ của Trung Quốc đang tàn phá nền kinh tế Mỹ.

Donald Trump:Chính sách tiền tệ của Trung Quốc đang tàn phá kinh tế Mỹ

Donald Trump:Chính sách tiền tệ của Trung Quốc đang tàn phá kinh tế Mỹ

VOV.VN - Ứng viên Tổng thống Donald Trump một lần nữa khẳng định chính sách tiền tệ của Trung Quốc đang tàn phá nền kinh tế Mỹ.

Những điểm nổi bật tại Diễn đàn Kinh tế thế giới 2016
Những điểm nổi bật tại Diễn đàn Kinh tế thế giới 2016

VOV.VN - Với chủ đề “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos tập trung thảo luận các rủi ro kinh tế, xã hội, cuộc chiến robot…

Những điểm nổi bật tại Diễn đàn Kinh tế thế giới 2016

Những điểm nổi bật tại Diễn đàn Kinh tế thế giới 2016

VOV.VN - Với chủ đề “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos tập trung thảo luận các rủi ro kinh tế, xã hội, cuộc chiến robot…

Kinh tế Mỹ vẫn linh hoạt bất chấp Brexit
Kinh tế Mỹ vẫn linh hoạt bất chấp Brexit

VOV.VN -Nền kinh tế Mỹ sẽ khắc phục được tình hình, ngay cả khi kết quả trưng cầu ý dân ở Anh đã mang lại “cơn gió ngược chiều”.

Kinh tế Mỹ vẫn linh hoạt bất chấp Brexit

Kinh tế Mỹ vẫn linh hoạt bất chấp Brexit

VOV.VN -Nền kinh tế Mỹ sẽ khắc phục được tình hình, ngay cả khi kết quả trưng cầu ý dân ở Anh đã mang lại “cơn gió ngược chiều”.

Chân dung 2 nhà kinh tế Mỹ đoạt giải Nobel Kinh tế 2016
Chân dung 2 nhà kinh tế Mỹ đoạt giải Nobel Kinh tế 2016

VOV.VN - Giải thưởng Nobel Kinh tế năm nay vừa được quyết định trao cho hai ông Oliver Hart của trường ĐH Harvard và Bengt Holmström của trường MIT.

Chân dung 2 nhà kinh tế Mỹ đoạt giải Nobel Kinh tế 2016

Chân dung 2 nhà kinh tế Mỹ đoạt giải Nobel Kinh tế 2016

VOV.VN - Giải thưởng Nobel Kinh tế năm nay vừa được quyết định trao cho hai ông Oliver Hart của trường ĐH Harvard và Bengt Holmström của trường MIT.