NATO và Thổ Nhĩ Kỳ: Là liên minh thì có, bạn thì không

VOV.VN - NATO có ít ảnh hưởng đến Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc đảo chính quân sự bất thành và Ankara bất bình về việc "thiếu tinh thần đoàn kết" của các nước đồng minh.

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã có ít ảnh hưởng đến Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc đảo chính bất thành tại nước này. NATO chỉ có thể động viên, an ủi hay khuyến cáo chứ không thể trừng phạt chính phủ đang cầm quyền tại Ankara.

Chiến đấu cơ của NATO

Mỹ đã cử quan chức quân sự cao cấp nhất đến Ankara nhằm hạn chế bất kỳ ảnh hưởng nào đến quan hệ bấy lâu giữa Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước còn lại trong khối NATO. Đại tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân cam đoan với Ankara rằng Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ nền dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ và đồng thời lên án âm mưu đảo chính quân sự vừa qua.

Đây cũng là thông điệp mà Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã đưa ra trong cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chỉ một vài ngày sau vụ đảo chính thất bại. Song ông Stoltenberg cũng nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ cần phải tôn trọng trật tự dân chủ, vấn đề pháp trị và quyền con người tại nước này.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bất bình điều mà họ mô tả việc thiếu thể hiện tinh thần đoàn kết. Trong các cuộc phỏng vấn, ông Erdogan đã kêu gọi các chính trị gia cấp cao nước ngoài đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ. Cho đến nay, NATO chưa đưa ra lời bình luận chính thức về nguồn tài chính mà các đối tượng nổi loạn trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có được. Theo phát ngôn từ Brussels, đây là quyền của mỗi nước thành viên NATO để thay thế bộ máy lãnh đạo quân sự của nước mình.

Lá cờ Thổ Nhĩ Kỳ bay phấp phới trước trụ sở NATO ở Brussels. Thổ Nhĩ Kỳ chính thức là thành viên NATO kể từ năm 1952.

Chỉ có những nước dân chủ mới có thể gia nhập NATO?

Lời mở đầu của Hiệp ước NATO có viện dẫn về các nguyên tắc và giá trị dân chủ. Song trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh thì liên minh này không quá kén chọn. Năm 1949, khi Bồ Đào Nha trở thành hội viên sáng lập NATO, nước này nằm dưới sự lãnh đạo của một nhà độc tài. Trong quá trình lịch sử phát triển của NATO, hai nước thành viên của khối này là Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp liên tiếp trải qua các cuộc đảo chính quân sự.

Thổ Nhĩ Kỳ quan trọng như thế nào đối với NATO?

Lực lượng Không quân Mỹ duy trì một cơ sở không quân lớn với khoảng 2000 binh sĩ tại Incirlik, gần thị trấn Adana, Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là căn cứ không quân quan trọng để tiến hành các cuộc không kích vào các vị trí của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang hoành hành tại Syria và Iraq. Incirlik đóng vai trò quan trọng trọng trong các cuộc chiến tranh ở Vùng Vịnh Persian và trong các hoạt động của NATO ở Afghanistan. Đức cũng có khoảng 250 binh sỹ với các máy bay trinh thám Tornado và một máy bay phản lực tiếp nhiên liệu tạm thời đóng tại đây.

Tuy nhiên, Incirlik không phải là cơ sở của NATO. Năm trụ sở đầu não của NATO đóng tại thành phố Izmir thuộc miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ và đảm trách điều phối các hoạt động chính của các lực lượng bộ binh. Căn cứ quân sự (The Allied Land Command - LANDCOM) trực thuộc Tổng Tư lệnh Liên quân Tối cao NATO ở châu Âu. Ở Izmir còn có một sân bay quân sự quan trọng của Mỹ.

Theo ước tính, các lực lượng NATO sử dụng ít nhất một phần các cơ sở ở 20 cứ điểm tại Thổ Nhĩ Kỳ. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là lực lượng quân sự lớn thứ hai trong khối liên minh Bắc Đại Tây Dương này sau Mỹ. Các chiến binh Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia vào tất cả các hoạt động của NATO ở Afghanistan, khu vực Balkan, Syria và Libyia. Ngoài ra, gần đây NATO còn lắp đặt một hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa để bảo vệ châu Âu tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Về mặt địa chính trị, các chuyên gia quân sự cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng để tiến hành tấn công liên sườn vào những điểm có vấn đề ở Trung Đông và Biển Đen. Song theo Tướng Herald Kujat, cựu Chủ tịch Uỷ ban Quân sự NATO, không nên phóng đại hoá tầm quan trọng này. Phát biểu trên đài truyền thanh Đức, ông Kujat cho biết Thổ Nhĩ Kỳ luôn là một liên minh mà không ai có thể tin cậy 100%. Ông đã mô tả vai trò của Ankara trong cuộc đấu tránh chống IS là "đáng ngờ” chí ít là lúc ban đầu.

Tương lai của Incirlik sẽ ra sao?

Tổng thống Erdogan đã lớn tiếng yêu cầu Mỹ dẫn giải giáo sỹ Fethullah Gulen, người mà ông Erdogan cho rằng đứng đằng sau âm mưu đảo chính gần đây. Các nhà chức trách Mỹ cho biết họ sẽ cân nhắc đề nghị này khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra đủ chứng cớ. Hiện đang sinh sống ở bang Pennsylvania, Mỹ, ông Gulen phủ nhận có bất kỳ dính líu đến vụ đảo chính quân sự ngày 15/7 tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Hai năm trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã trao cho Mỹ quyền sử dụng Incirlik để tiến hành các cuộc không kích IS. Vì thế, lúc này Ankara có thể sử dụng căn cứ này là đòn bẩy trong cuộc tranh chấp về việc dẫn độ giáo sỹ Gulen. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng chỉ trích Mỹ đã hỗ trợ các nhóm người Kurd trong cuộc chiến chống IS tại Syria vì Ankara coi những người Kurd này là những kẻ khủng bố.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng ôm mối hận thù với Đức, nước thành viên NATO, vì Nghị viện Đức (Bundestag) thông qua nghị quyết Armenia. Vào đầu năm, Bundestag đã công nhận tội ác diệt chủng người Armenia trong Đế chế Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ một thế kỷ trước, điều mà Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết phủ nhận. Do đó, các nghị sỹ Đức hiện bị cấm đến thăm quân sỹ Đức đang đóng tại Incirlik. Nếu lệnh cấm không sớm được bãi bỏ, nghị viện Đức có thể rút quân Đức khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

Chiến đấu cơ của Đức cất cánh từ căn cứ Incirlik (Thổ Nhĩ Kỳ) thực thi nhiệm vụ tại Syria.

Liệu NATO có thể khai trừ hay trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ?

Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương không đề cập đến việc rời hay khai trừ thành viên ra khỏi liên minh cũng như về bất kỳ hình thức phạt nào cho hành vi sai trái. Việc chấm dứt tham gia Hiệp ước NATO chỉ có thể do nước thành viên định đoạt.

Đánh giá về vấn đề này, nguyên Tổng Tư lệnh Tối cao Liên minh NATO tại châu Âu James Stavridis cho hay tầm quan trọng và khả năng phục vụ của các lực lượng có vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ có thể giảm sạu vụ đảo chính. Bởi các lực lượng này sẽ bị dồn sức vào những vấn đề ẩu đả nội bộ, các cuộc điều tra kéo dài và cuộc kiểm tra lòng trung thành. Theo ông Stavridis, điều này sẽ làm suy yếu hoạt động quân sự và tinh thần sẵn sàng chiến đấu của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - phương Tây rạn nứt nghiêm trọng sau đảo chính
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - phương Tây rạn nứt nghiêm trọng sau đảo chính

VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cáo buộc Phương Tây hậu thuẫn "khủng bố" và những đối tượng thực hiện đảo chính nhằm lật đổ ông. 

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - phương Tây rạn nứt nghiêm trọng sau đảo chính

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - phương Tây rạn nứt nghiêm trọng sau đảo chính

VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cáo buộc Phương Tây hậu thuẫn "khủng bố" và những đối tượng thực hiện đảo chính nhằm lật đổ ông. 

Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ cứu vãn mối quan hệ đồng minh có nguy cơ đổ vỡ
Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ cứu vãn mối quan hệ đồng minh có nguy cơ đổ vỡ

VOV.VN - Phía Mỹ đang có những động thái làm dịu quan hệ căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ đảo chính bất thành vừa qua ở nước này.

Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ cứu vãn mối quan hệ đồng minh có nguy cơ đổ vỡ

Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ cứu vãn mối quan hệ đồng minh có nguy cơ đổ vỡ

VOV.VN - Phía Mỹ đang có những động thái làm dịu quan hệ căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ đảo chính bất thành vừa qua ở nước này.

Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc phương Tây có dính líu tới âm mưu đảo chính
Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc phương Tây có dính líu tới âm mưu đảo chính

VOV.VN - Ông Tayyip Erdogan - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra chỉ trích phương Tây đang hỗ trợ “khủng bố” và đứng về phía những kẻ âm mưu đảo chính.

Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc phương Tây có dính líu tới âm mưu đảo chính

Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc phương Tây có dính líu tới âm mưu đảo chính

VOV.VN - Ông Tayyip Erdogan - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra chỉ trích phương Tây đang hỗ trợ “khủng bố” và đứng về phía những kẻ âm mưu đảo chính.

Đức tăng cường bảo vệ binh sĩ tại căn cứ Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ
Đức tăng cường bảo vệ binh sĩ tại căn cứ Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Quân đội Đức ngày 2/8 đưa ra yêu cầu chỉ được triển khai hoạt động từ căn cứ không quân Incirlik với các máy bay có khả năng chống tên lửa.

Đức tăng cường bảo vệ binh sĩ tại căn cứ Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ

Đức tăng cường bảo vệ binh sĩ tại căn cứ Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Quân đội Đức ngày 2/8 đưa ra yêu cầu chỉ được triển khai hoạt động từ căn cứ không quân Incirlik với các máy bay có khả năng chống tên lửa.