“Vi hành” làng cây cảnh độc lạ giá khủng

Những cái tên như Vị Khê, Phù Đổng, Cơ Giáo, Kim Phúc,... chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với những người yêu thích cây cảnh thế khủng giá cao ở Việt Nam. 

Làng cây cảnh Vị Khê nằm ven sông Hồng (Điền Xá, Nam Trực, Nam Định) là một làng nghề truyền thống đã có tuổi đời hơn 800 năm và được mệnh danh là đất tổ của nghề trồng hoa, cây cảnh ở Việt Nam. Nơi đây nổi danh với cây cảnh, cây thế, bonsai... được uốn tỉa chăm sóc công phu thành các dáng, thế, đầy nghệ thuật và đẹp mắt. 
Vị Khê, Điền Xá không chỉ là làng hoa mà còn là làng cây cảnh với đa, sung, lộc vừng, sanh, si, tùng, tùng La Hán...Với nhiều kiểu dáng thế cây phong phú, đa dạng như long thăng, long giáng, trực, trực quân tử, trực siêu, thế huyền, thế song phục, huynh đệ, mẫu tử tương thân, phụ tử tương tuỳ...
Mỗi thế cây, dáng cây còn được tạo thế với những vẻ đẹp khác nhau và mang một triết lý khác nhau. Để tạo được dáng cây, những nghệ nhân có khi phải dành cả cuộc đời với sự tỉ mỉ, kiên trì, uốn tỉa tạo dáng cho từng nhánh cây, chồi cây, có khi phải mấy năm mới hình thành một nhánh cây đẹp.
Những nghệ nhân cây cảnh ở Vị Khê bảo rằng, dù có tỉa, có uốn theo dáng nào đi nữa, với những triết lý thổi hồn vào từng thế cây, ông cha ta cũng luôn hướng đến chân - thiện - mỹ, cái gốc trường tồn của sự sống bao đời. Tâm hồn thanh khiết của bậc tiền nhân được lưu giữ trên mỗi góc vườn, nhành cây nhắc nhở con cháu về tính nhân văn của nghề truyền thống. (Ảnh: Báo Ảnh Việt Nam)
Đến thôn Phù Đổng, xã Phù Đổng, Gia Lâm (Hà Nội), không khó để tìm thấy những biệt thự mini được trang hoàng lộng lẫy, bên trong lại tiện nghi, sang trọng như dinh thự của các "đại gia" bất động sản. Mặc dù cái thời "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" đã qua từ lâu, nhưng nhiều người dân nơi đây vẫn chưa thể quên được bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời họ: Đó là khi họ bén duyên với nghề trồng cây cảnh. 
Cây cảnh Phù Đổng có rất nhiều loại nhưng chủ yếu có năm nhóm chính: Nhóm cây thế - thân mộc (như sung, si, lộc vừng), nhóm cây chơi lá (như cau vua, trúc..), nhóm cây thế – thân lá, nhóm cây thân thảo và nhóm lan (phong lan, địa lan).
Cây cảnh Phù Đổng đang có mặt ở khắp nơi trong nước từ Bắc chí Nam, thậm chí còn xuất sang các nước trong khu vực Đông Năm Á. Mỗi ngày ở Phù Đổng có hàng chục người tới hỏi mua cây cảnh, đồng thời trong làng cũng có khoảng 50 người chở cây cảnh đi các nơi giao bán. 
Xã Hải Sơn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định những năm gần đây "thay da đổi thịt" nhờ nghề trồng cây cảnh. Nhiều hộ trồng từ 1 mẫu trở lên có thu nhập từ hàng tỷ đồng. Hiện nay xã có gần 100 tỷ phú trẻ, tiêu biểu như tỷ phú Trần Văn Trung, Vũ Văn Tuynh, Nguyễn Văn Thành, Hoàng Văn Xuyên, Trần Văn Quyết, Trần Văn Chinh, Vũ Văn Giang, Hoàng Việt Dũng,…
Ở đây, vườn nhà chỉ có trồng cây cảnh và không hề có một chút diện tích đất trống nào, từ bờ mương, bờ sông đến bờ ruộng. Nghệ nhân, tỉ phú  Trần Văn Trung hiện có hơn 20 mẫu với gần 5000 cây cảnh các loại.
Nhiều cây trị giá hàng tỉ đồng.
Ở Hải Sơn hiện có gần 100 tỉ phú, đa phần tuổi đời còn rất trẻ. Nghề trồng cây cảnh đã tạo ra việc làm có thu nhập cao cho hàng ngàn người.  Người Hải Sơn không chỉ tạo dáng cây ở địa phương mà còn đi uốn, tỉa cây cảnh trong khắp cả huyện Hải Hậu. (Ảnh: VOV5)
Nhiều người dân ở xã Nghi Ân kể lại, từ năm 1982, một số hộ dân xóm Kim Phúc thường ra các tỉnh phía Bắc như Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh… để tìm kế sinh sống và phát hiện nghề trồng hoa cây cảnh rất phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương nên đã thử nghiệm mua cây giống về trồng, bán cho thị trường TP. Vinh. Từ một số hộ làm nghề ban đầu, đến nay nghề hoa cây cảnh của làng Kim Phúc phát triển mạnh mẽ, thị trường tiêu thụ mở rộng khắp trong Nam ngoài Bắc.
Nhu cầu thị trường cây cảnh ngày càng lớn, khoảng 10 năm nay, người dân làng Kim Phúc đã tự học làm nghề cây cảnh và sản xuất tại chỗ. Ngoài những cây mua về chăm sóc, tạo dáng, người dân tự ươm hạt, chiết cành, phát triển cây mới, nâng cao giá trị thu nhập vì giảm được chi phí mua cây ban đầu. 
Nhờ làng nghề phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, đem lại thu nhập ổn định, con cái có điều kiện học tập tốt hơn. Cuộc sống người dân ngày càng nâng cao, nhà nhà thi đua cải tạo vườn tạp, mở rộng diện tích vườn ươm, cây cảnh. (Ảnh: Báo Nghệ An)
Nhờ việc buôn bán cây cảnh "gặp thời" mà người làng Cơ Giáo (Thường Tín - Hà Nội) đã có cuộc sống khấm khá hơn. Việc trồng cây, chăm sóc, tạo dáng và thế cây cũng tạo công ăn việc làm cho gần chục lao động.
Anh Nguyễn Văn Hùng - chủ vườn cây cảnh làng Cơ Giáo cho biết: "Trước đây, khi chưa có nghề cây cảnh, người dân chỉ biết trông vào vụ lúa, vụ khoai. Nhưng từ khi cây cảnh phát triển, mọi người đều có công ăn việc làm, có thu nhập cao, ổn định nên ai cũng vui".
Tuy nhiên, đặc thù của công việc này cần đến sự tỉ mẩn, bàn tay khéo léo, tinh tế và lòng kiên nhẫn. Nên những người “làm bạn” với cây đều rất vui vẻ, thoải mái và còn rất trẻ.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh: Nghệ nhân làm dép lốp cuối cùng của Hà Nội
Cận cảnh: Nghệ nhân làm dép lốp cuối cùng của Hà Nội

VOV.VN - Nằm trong một con ngõ nhỏ trên phố Nguyễn Biểu (Hà Nội), “xưởng” sản xuất dép lốp của ông Phạm Quang Xuân ngày nào cũng bận rộn.

Cận cảnh: Nghệ nhân làm dép lốp cuối cùng của Hà Nội

Cận cảnh: Nghệ nhân làm dép lốp cuối cùng của Hà Nội

VOV.VN - Nằm trong một con ngõ nhỏ trên phố Nguyễn Biểu (Hà Nội), “xưởng” sản xuất dép lốp của ông Phạm Quang Xuân ngày nào cũng bận rộn.

Chiêm ngưỡng những tuyệt tác nghệ thuật dưới đáy đại dương
Chiêm ngưỡng những tuyệt tác nghệ thuật dưới đáy đại dương

VOV.VN - Nhìn những bức ảnh dưới đây bạn sẽ phải thừa nhận rằng chúng thực sự là thành quả lao động tuyệt vời của những người nghệ sĩ dưới nước.

Chiêm ngưỡng những tuyệt tác nghệ thuật dưới đáy đại dương

Chiêm ngưỡng những tuyệt tác nghệ thuật dưới đáy đại dương

VOV.VN - Nhìn những bức ảnh dưới đây bạn sẽ phải thừa nhận rằng chúng thực sự là thành quả lao động tuyệt vời của những người nghệ sĩ dưới nước.