Xe điện 4 bánh hoạt động “chui”: Quản lý thế nào?

VOV.VN - Đại diện Cục Đăng kiểm cho biết, hầu hết các xe điện 4 bánh tại Việt Nam đang hoạt động chui, đồng thời kiến nghị quản lý chặt loại phương tiện này.

Hàng nghìn xe điện 4 bánh đang hoạt động chui

Ông Nguyễn Hữu Trí, Cục phó Đăng kiểm tiết lộ, trong số 1.300 xe điện được nhập khẩu đang hoạt động tại Việt Nam thì mới có 176 xe được đăng kiểm, chiếm 13,5%. Số xe còn lại đang hoạt động “chui”.

Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại có 10 địa phương (gồm Hà Nội, Lào Cai, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu) được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cho phép thí điểm hoạt động đối với xe 4 bánh chạy bằng điện phục vụ chở khách du lịch trong phạm vi hẹp. Tổng số xe đang hoạt động khai thác phục vụ khách du lịch khoảng 1.300 xe thuộc 40 doanh nghiệp.

Sau một thời gian triển khai, xe điện cơ bản tạo sự văn minh, thuận tiện trong phục vụ du lịch, thân thiện môi trường, ít gây ô nhiễm, tiếng ồn nhỏ hơn các loại phương tiện vận chuyển khác, tốc độ di chuyển thấp nên bảo đảm an toàn khi lưu thông, chưa xảy ra vụ tai nạn nào liên quan đến loại xe này.

Xe điện chở khách du lịch hoạt động khá hiệu quả tại các điểm du lịch

Về cơ bản, loại hình này đã đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, góp phần tạo thuận lợi cho hành khách tại các khu du lịch, thay thế xe ngựa, xe ôm, xe đạp, xích lô… Tuy nhiên, theo Vụ trưởng Vụ Vận tải, loại phương tiện này chưa được quy định trong Luật Giao thông đường bộ nên việc thực hiện thủ tục đăng ký, cấp biển số, đăng kiểm an toàn kỹ thuật, áp biểu tính các loại thuế, phí cầu đường, biểu tính thu tiền quỹ bảo trì đường bộ… đều gặp khó khăn cho cả cơ quan Nhà nước cũng như doanh nghiệp trong việc thực hiện.

Ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT nhìn nhận, có địa phương quản lý chặt chẽ, xe chạy đúng luồng, tuyến quy định nhưng cũng có những địa phương còn lỏng lẻo, để xe lưu thông trên đường như Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế.  Ông Thọ cũng cho hay, Việt Nam đang là thị trường của nhiều loại phương tiện nhưng chưa được đánh giá về tác động xã hội cũng như hiệu quả. Ngay cả xe điện 4 bánh chở khách du lịch thí điểm, dù đã bước sang năm thứ sáu nhưng cũng chưa có đánh giá. 

Liệu có đưa được vào khuôn khổ?

Bộ Công an đã ban hành Thông tư 15 và Bộ GTVT ban hành Thông tư 86 về đăng ký xe, trong đó xe điện 4 bánh được phép đăng ký biển kiểm soát. Tuy nhiên, đến thời điểm này, hàng chục doanh nghiệp vẫn không thể đăng kiểm, đăng ký được vì nhiều vướng mắc. 

Thực tế loại phương tiện này chưa được quy định trong Luật Giao thông đường bộ nên việc thực hiện thủ tục đăng ký, cấp biển số, đăng kiểm an toàn kỹ thuật… đều gặp khó khăn cho cả cơ quan Nhà nước và DN trong việc thực hiện.

Hiện nay, mới chỉ có 13,5% xe điện 4 bánh được đăng kiểm

Ông Nguyễn Quang Hưng, Trưởng phòng Pháp Chế, Công ty Cổ phần Điện tử tin học viễn thông (Hải Phòng) cho hay, đơn vị hiện có 50 xe hoạt động ở một số khu vực như trung tâm TP Hải Phòng, Đồ Sơn và Cát Bà. 

Mặc dù toàn bộ xe mua của doanh nghiệp lắp ráp trong nước nhưng do mua trước thời điểm Thông tư 15 và 86 ra đời nên không đầy đủ giấy tờ. Doanh nghiệp đã đến cơ quan đăng kiểm để hỏi thủ tục nhưng nhận được câu trả lời “chưa có hướng dẫn”.

Trong khi đó, Công an thành phố Hải Phòng vừa có “tối hậu thư”, tất cả xe điện 4 bánh trên địa bàn thành phố từ 1/4 tới đây nếu không có biển số sẽ phải dừng hoạt động.

Phó Giám đốc Sở GTVT Thanh Hóa Vương Quốc Tuấn cho biết, trên địa bàn tỉnh có 431 xe điện 4 bánh nhưng vẫn chưa xe nào đăng ký, đăng kiểm. Mặc dù các doanh nghiệp đều rất muốn làm đăng ký, đăng kiểm nhưng thủ tục giấy tờ gặp rắc rối, do tất cả xe đều được mua trước thời điểm năm 2014. Sở GTVT Thanh Hóa đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT tháo gỡ nhưng đến nay vẫn chưa có hướng giải quyết. 

Ông Võ Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND thị  xã Cửa Lò, Nghệ An cho hay, thị xã Cửa Lò thí điểm 110 xe 4 bánh chạy bằng điện, nhưng đến nay số lượng xe đã tăng lên gần 500 và rất khó kiểm soát. Ông Hùng kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ cho phép hợp pháp hóa toàn bộ số xe 4 bánh chạy bằng điện đang có để quản lý, vì đây là tồn tại của cái cũ để lại nên cần có cơ chế riêng, sau thời điểm này sẽ tiến hành siết chặt. 

Thứ trưởng Thọ cũng yêu cầu, chậm nhất trong 2 tháng các đơn vị liên quan phải hoàn chỉnh quản lý phương tiện xe điện 4 bánh để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin chấm dứt thí điểm, đưa loại phương tiện này vào hoạt động bình thường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những mẫu xe điện rẻ nhất cho năm nay
Những mẫu xe điện rẻ nhất cho năm nay

VOV.VN - BMW i3, Fiat 500e, Ford Focus, Nissan Leaf, Smart Fortwo… là những mẫu xe điện rẻ nhất cho năm nay, giá khoảng từ 22.000 – 42.000 USD.

Những mẫu xe điện rẻ nhất cho năm nay

Những mẫu xe điện rẻ nhất cho năm nay

VOV.VN - BMW i3, Fiat 500e, Ford Focus, Nissan Leaf, Smart Fortwo… là những mẫu xe điện rẻ nhất cho năm nay, giá khoảng từ 22.000 – 42.000 USD.

Xe điện gắn biển tứ quý, 'độc nhất vô nhị' tràn ngập đường phố
Xe điện gắn biển tứ quý, 'độc nhất vô nhị' tràn ngập đường phố

Các biển số đẹp tự chế như tiến 6789, tứ quý 9999, 'độc nhất vô nhị' 1102 hay khẩu hiệu cá tính được giới trẻ, học sinh thủ đô lắp tràn ngập trên xe máy điện.

Xe điện gắn biển tứ quý, 'độc nhất vô nhị' tràn ngập đường phố

Xe điện gắn biển tứ quý, 'độc nhất vô nhị' tràn ngập đường phố

Các biển số đẹp tự chế như tiến 6789, tứ quý 9999, 'độc nhất vô nhị' 1102 hay khẩu hiệu cá tính được giới trẻ, học sinh thủ đô lắp tràn ngập trên xe máy điện.

Chiêm ngưỡng những mẫu xe điện đắt nhất thế giới
Chiêm ngưỡng những mẫu xe điện đắt nhất thế giới

VOV.VN - Lightening GT, Eliica, E-Cell, Rimac Concept One, Rolls-Royce Phantom… là những mẫu xe điện đắt nhất thế giới.

Chiêm ngưỡng những mẫu xe điện đắt nhất thế giới

Chiêm ngưỡng những mẫu xe điện đắt nhất thế giới

VOV.VN - Lightening GT, Eliica, E-Cell, Rimac Concept One, Rolls-Royce Phantom… là những mẫu xe điện đắt nhất thế giới.