Bài 5:

Giải bài toán chấm dứt tình trạng học luân phiên ở Hà Nội

VOV.VN - Để chấm dứt tình trạng học luân phiên và sĩ số quá tải ở các trường học, các quận, huyện cần chú trọng đến việc tìm quỹ đất xây dựng thêm trường lớp.

Cơ sở vật chất trường học quyết định rất lớn đến việc các trường tiểu học đảm bảo cho học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày và giảm tải sĩ số lớp học cũng như chấm dứt tình trạng học luân phiên.

Vì vậy, bài toán đặt ra ở đây là các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội phải nâng cấp, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học và đội ngũ giáo viên đạt chất lượng tốt hoặc phải có những biện pháp hữu hiệu khi mà quỹ đất xây dựng trường học tại địa phương không còn.

Khi xây dựng các khu chung cư, đô thị mới, một số địa bàn ở Hà Nội không chú trọng xây dựng thêm trường tiểu học 

Có thể điều chỉnh quỹ đất khác vì mục đích xây dựng trường học

Là địa bàn có lượng dân di cư từ các nơi khác đến để làm việc, học tập rất lớn nên tổng dân số trên phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội giao động khoảng 23.000 đến 25.000 người. Hơn nữa, trên địa bàn phường có 6 khu chung cư nên nhu cầu người dân cho trẻ đến độ tuổi đi học tương đối lớn.

Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn phường Dịch Vọng Hậu chỉ có 1 trường tiểu học công lập. Mặc dù không phải cho học sinh học tập, nghỉ học luân phiên nhưng mỗi lớp học có sĩ số lên đến 60 học sinh.

Hiện quỹ đất theo quy hoạch và xây dựng trường tiểu học công lập trên địa bàn phường Dịch Vọng Hậu không còn. Đây cũng là khó khăn chung của một số phường, quận nên dẫn đến tình trạng vẫn còn trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội đều quá tải về sĩ số học sinh.

Để giảm tải sĩ số lớp học cũng như khắc phục tình trạng thiếu trường lớp, quận Cầu Giấy đưa ra 2 nhóm giải pháp chính, gồm: Tăng quy mô các nhóm lớp ở mức độ nhất định và tăng cường công tác xã hội hóa xây dựng trường lớp.

Ông Tống Xuân Duy, Phó Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu đề xuất là thành phố Hà Nội nên tiếp tục rà soát các quỹ đất trước đây đã quy hoạch làm các dự án xây dựng chung cư, văn phòng để có thể điều chỉnh sang phục vụ mục đích xây dựng trường học. Thực hiện được việc này rất khó khăn vì các quỹ đất đã được quy hoạch tổng thể từ trước. Thế nhưng, chúng ta cũng cần phải nghĩ tới vì dân số cơ học ở địa bàn tăng nhanh và nếu thực hiện theo quy hoạch cũ thì không đủ trường học phục vụ các cháu đến độ tuổi đi học ở thời điểm hiện tại.

Theo ông Tống Xuân Duy, các cấp có thẩm quyền có thể rà soát các quỹ đất trên địa bàn từng quận. Nếu chủ đầu tư chậm triển khai thực hiện dự án thì các cơ quan chức năng có thể xem xét thu hồi, điều chỉnh mục đích sử dụng để tăng quỹ đất xây thêm trường lớp. Đây cũng là kiến nghị cũng như nguyện vọng của người dân trên địa bàn phường Dịch Vọng Hậu.

Ông Tạ Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt

Tính đến tháng 12/2015, dân số tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai là 32.600 người nhưng đến cuối tháng 6/2016, số lượng dân đã tăng đột biến lên 52.282 người.

Dân số tăng nhanh chóng mặt nhưng hiện phường Hoàng Liệt chỉ có 1 trường tiểu học. Bất cập này là từ khi xây dựng các khu đô thị, tòa nhà chung cư, các chủ đầu tư không chú trọng đến việc xây dựng thêm trường học. 

Ông Tạ Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội đề xuất: Các cấp khi phê duyệt quy hoạch xây dựng khu chưng cư, đô thị mới thì phải phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội ở từng địa bàn. Khi các dự án được phê duyệt xây dựng thì chủ đầu tư phải đảm bảo có đầy đủ trường học và cơ sở hạ tầng phục vụ người dân đến sinh sống ở đó.

Giải tỏa mặt bằng, di dời dân đến nơi ở khác...

Giải bài toán thiếu trường tiểu học trên địa bàn thủ đô, các phường, quận cần rà soát lại hệ thống các trường tiểu học kèm theo thống kê số lượng học sinh đang và sắp đi học là bao nhiêu.

Sau khi khảo sát, từng phường nên đề xuất với quận và các cơ quan chức năng là cần thêm bao nhiêu trường học. Đó là ý kiến của ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam.

Trong quá trình đề xuất, từng phường cũng cần xem xét là tại địa bàn còn bao nhiêu quỹ đất. Nếu lấy đất để xây dựng trường học thì có những cơ quan, nhà máy, kho tàng, bến bãi nào phải di chuyển đi nơi khác.

Nếu công xưởng, nhà máy sản xuất sản phẩm, vật liệu ở gần khu dân cư dễ gây ô nhiễm môi trường thì địa phương có thể báo cáo với UBND quận và thành phố về vấn đề di dời dân đến nơi khác để lấy quỹ đất đó xây trường học.

Một công trình xây dựng trường học tại quận Hoàng Mai nhưng với tốc độ dân số cơ học trên địa bàn tăng nhanh như hiện nay thì cần phải bổ sung thêm trường học nữa 

Còn nếu trường học nào ở sát và phải chung sân với nhiều hộ dân sinh sống mà có diện tích chật hẹp, không đủ các điều kiện về cảnh quan sư phạm trong khi địa bàn đó lại đang thiếu quỹ đất xây trường thì có thể nghĩ tới công tác giải phóng mặt bằng, vấn đề di dời dân đến nơi khác ở theo quy định của pháp luật. Nếu làm được điều này thì trường tiểu học đó sẽ có diện tích, mặt bằng rộng rãi hơn để cải tạo, nâng cấp và xây mới. 

Theo ông Trần Ngọc Chính, để di dời các hộ dân đang sinh sống đi nơi khác nhằm phục vụ cho mục đích mở rộng diện tích trường học thì trước hết chính quyền địa phương cần có những buổi làm việc với người dân về kinh phí đền bù giải tỏa mặt bằng một cách thỏa đáng, hợp lý. Thậm chí là cả sự thương lượng một cách khoa học, thống nhất; đồng thời tìm kiếm nhà ở tái định cư phù hợp cho các hộ dân.

Ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam

Đối với các khu chung cư đã xây dựng từ nhiều năm nay nhưng lại thiếu trường học, là cơ quan quản lý giáo dục trên địa bàn thủ đô, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tham mưu với các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát lại cũng như tạo mọi điều kiện để tìm kiếm quỹ đất phục vụ cho việc xây dựng thêm trường lớp. Bên cạnh đó là quan tâm đến xây dựng cơ sở vật chất ở các trường tiểu học tại các khu vực trên địa bàn thủ đô được đồng đều.

Còn ở những quận trong nội thành Hà Nội không còn quỹ đất để xây dựng trường học, ông Nguyễn Văn Quý, Phó trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: Sở đã và đang có chủ trương tham mưu với UBND thành phố, các quận, huyện cho phép trường tiểu học được phép nâng tầng và có thể xây dựng nhiều tầng, cho học sinh đi cầu thang máy...

Ngoài ra, về công tác chuyên môn, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các trường tiểu học nâng cao chất lượng giảng dạy.

Những biện pháp trên cũng nhằm góp phần chấm dứt tình trạng học luân phiên ở các trường tiểu học.

Thiết nghĩ, chính quyền các quận, phường và các cơ quan chức năng trên địa bàn Hà Nội cần “quyết liệt” hơn trong việc khảo sát dân số với rà soát, tìm kiếm thêm quỹ đất để xây dựng thêm trường tiểu học./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội:Lịch học tập đảo lộn, phụ huynh trường Tiểu học Tây Sơn bức xúc
Hà Nội:Lịch học tập đảo lộn, phụ huynh trường Tiểu học Tây Sơn bức xúc

VOV.VN -Phụ huynh lo lắng khi học sinh trường Tiểu học Tây Sơn (Hà Nội) phải học tập luân phiên; nhà trường cho chuyển học sinh 4 lớp khối 4 sang trường khác.

Hà Nội:Lịch học tập đảo lộn, phụ huynh trường Tiểu học Tây Sơn bức xúc

Hà Nội:Lịch học tập đảo lộn, phụ huynh trường Tiểu học Tây Sơn bức xúc

VOV.VN -Phụ huynh lo lắng khi học sinh trường Tiểu học Tây Sơn (Hà Nội) phải học tập luân phiên; nhà trường cho chuyển học sinh 4 lớp khối 4 sang trường khác.

Trường Tiểu học Tây Sơn tuyển sinh vượt chỉ tiêu được phép?
Trường Tiểu học Tây Sơn tuyển sinh vượt chỉ tiêu được phép?

VOV.VN - Dư luận đang cần làm rõ về việc trường Tiểu học Tây Sơn chuyển học sinh sang trường khác, tách một lớp 4 và tuyển sinh vượt chỉ tiêu tuyển sinh khối 1.

Trường Tiểu học Tây Sơn tuyển sinh vượt chỉ tiêu được phép?

Trường Tiểu học Tây Sơn tuyển sinh vượt chỉ tiêu được phép?

VOV.VN - Dư luận đang cần làm rõ về việc trường Tiểu học Tây Sơn chuyển học sinh sang trường khác, tách một lớp 4 và tuyển sinh vượt chỉ tiêu tuyển sinh khối 1.

Sở Giáo dục Hà Nội trả lời về các vụ việc ở trường Tiểu học Tây Sơn
Sở Giáo dục Hà Nội trả lời về các vụ việc ở trường Tiểu học Tây Sơn

VOV.VN - Sở GD-ĐT Hà Nội đã yêu cầu phòng GD-ĐT quận Hai Bà Trưng làm rõ những phản ánh của phụ huynh về trường Tiểu học Tây Sơn.

Sở Giáo dục Hà Nội trả lời về các vụ việc ở trường Tiểu học Tây Sơn

Sở Giáo dục Hà Nội trả lời về các vụ việc ở trường Tiểu học Tây Sơn

VOV.VN - Sở GD-ĐT Hà Nội đã yêu cầu phòng GD-ĐT quận Hai Bà Trưng làm rõ những phản ánh của phụ huynh về trường Tiểu học Tây Sơn.