Bộ Y tế đề xuất tìm vaccine thay thế Quinvaxem

VOV.VN - Bộ Y tế đang trong quá trình đề xuất Chính phủ cho thay thế vaccine Quinvaxem bằng vaccine thế hệ mới. Tuy nhiên, việc này cần có lộ trình.

Vấn đề an toàn tiêm chủng lại một lần nữa được dư luận quan tâm khi chỉ trong vòng gần nửa tháng đã có ít nhất 2 trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine Quinvaxem “5 trong 1”.

Bộ Y tế lý giải vấn đề này như thế nào và khi nào những vaccine thế hệ cũ như Quinvaxem sẽ được thay thế bằng những vaccine thế hệ mới.

Trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine Quinvaxem gần đây nhất là bé gái hơn 4 tháng tuổi ở xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Trẻ em được tiêm miễn phí vắc xin Quinvaxem trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Cháu bé không được khám nghiệm tử thi. Trong khi đó, Hội đồng chuyên môn kết luận: cháu tử vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng. Lập tức, dư luận băn khoăn đặt câu hỏi, nếu không tiêm vaccine cháu bé này có tử vong không?.

Trả lời câu hỏi này, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, thời điểm tiêm vaccine và sau đó trẻ tử vong là trùng hợp ngẫu nhiên.

Trước đó, ngày 20/10, 1 bé trai 3 tháng tuổi ở xã Quang Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An cũng tử vong sau khi tiêm vaccine Quinvaxem. Gia đình cháu bé không đồng ý khám nghiệm tử thi nên Hội đồng chuyên môn kết luận, nguyên nhân tử vong nghĩ nhiều đến sốc phản vệ (tức là khi tiêm vaccine, cơ thể sản sinh ra một phản ứng mạnh mẽ quá mức, gây nguy hại).

Ông Hoàng Văn Hảo, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nghệ An cho biết, mặc dù nguyên nhân khiến trường hợp cháu bé tử vong vừa qua được xác định là sốc phản vệ nhưng qua rà soát cho thấy trạm y tế thiếu một số phương tiện cấp cứu cơ bản. Ông nói: “Huyện Quế Phong là huyện miền núi. Xã Quang Phong lại là xã vùng sâu vùng xa, biên giới. Ở các xã miền xuôi có máy thở ô-xy nhưng ở những xã nghèo này không có, chỉ có dụng cụ bóp bóng thôi. Qua vụ việc này, chúng tôi cũng rà soát lại các khâu liên quan để rút kinh nghiệm cho các địa phương khác”.
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, trong số 3,6 triệu liều vaccine Quinvaxem đã tiêm cho trẻ em ở nước ta, ghi nhận 16 trường hợp phản ứng nặng với biểu hiện tím tái, khó thở và 8 trường hợp đã tử vong. Trong đó, Hội đồng chuyên môn kết luận 2 ca sốc phản vệ và 6 trường hợp tử vong trùng hợp với việc trẻ mắc bệnh bẩm sinh. 
Bộ Y tế quy định mỗi buổi tiêm chủng không quá 50 trẻ để tránh sai sót xảy ra.

Theo ông Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng ban Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia vaccine cũng có tỷ lệ rủi ro nhất định. Ông nói: “Với vaccine Quinvaxem chúng ta đã tiêm được gần 4 triệu liều từ đầu năm đến nay, cũng có một số trường hợp đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên, theo tỷ lệ mà nhà sản xuất khuyến cáo là 20 trường hợp rủi ro/1 triệu liều ở Việt Nam tỷ lệ đó thấp hơn so với khuyến cáo nên tỷ lệ này vẫn nằm trong giới hạn cho phép”.

Trên thế giới hiện có nhiều loại vaccine phối hợp. Trong đó, vaccine 5 trong 1 Quinvaxem là vaccine thế hệ cũ với thành phần ho gà toàn tế bào và giá rẻ hơn. Còn các vaccine thế hệ mới như Pentaxim, Infarix Hexa có thành phần ho gà vô bào, giá đắt hơn hàng trăm lần. Mặc dù Tổ chức Y tế thế giới khẳng định, vaccine thành phần ho gà toàn tế bào đáp ứng miễn dịch tốt hơn, nhưng thực tế đã cho thấy, tỷ lệ phản ứng của loại vaccine này nhiều hơn so với vaccine vô bào.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, vaccine Quinvaxem có tỷ lệ phản ứng nặng cao hơn so với các vaccine khác đang tiêm miễn phí trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, một phần nguyên nhân là do vaccine này được tiêm với số lượng lớn hơn rất nhiều so với các vaccine khác, khoảng 5,5 triệu liều mỗi năm. Trong khi đó, các vaccine vô bào được tiêm tại các cơ sở dịch vụ, mỗi năm chỉ khoảng vài trăm nghìn liều.

Bộ Y tế đang trong quá trình đề xuất Chính phủ cho thay thế vaccine Quinvaxem bằng vaccine thế hệ mới. Tuy nhiên, việc này cần có lộ trình, thời gian, kinh phí và dựa trên căn cứ ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho biết, theo kế hoạch của Chương trình trọng điểm cấp nhà nước, đến năm 2020 Việt Nam sẽ sản xuất được vaccine phối hợp 6 trong 1 phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và Hib.

Nếu không tiêm vaccine, một số dịch bệnh sẽ bùng phát và nhiều trẻ em sẽ tử vong. Trong khi chờ vaccine thế hệ mới được sản xuất trong nước, nhiều phụ huynh có điều kiện kinh tế lựa chọn giải pháp đưa con đi tiêm vaccine vô bào nhập khẩu tại các cơ sở dịch vụ. Còn vaccine thế hệ cũ vẫn được tiêm miễn phí trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, nhằm tạo miễn dịch cho cộng đồng, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Theo Bộ Y tế, vaccine nào cũng có tỷ lệ phản ứng nhất định. Không ai dám chắc việc thay vaccine thế hệ cũ bằng thế hệ mới sẽ không còn trường hợp tử vong sau khi tiêm chủng. Nhưng rõ ràng, mục tiêu sản xuất vaccine phối hợp thế hệ mới trong nước sẽ không chỉ giúp chủ động trong công tác tiêm chủng phòng bệnh mà còn tiết kiệm được một khoản kinh phí không nhỏ khi phải nhập một số loại vaccine đắt tiền hiện nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bé 3 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm vaccine Quinvaxem
Bé 3 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm vaccine Quinvaxem

Nạn nhân là bé Lô Tuấn Trường (3 tháng tuổi ở Nghệ An) được tiêm vaccine Quinvaxem tại trạm y tế xã.

Bé 3 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm vaccine Quinvaxem

Bé 3 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm vaccine Quinvaxem

Nạn nhân là bé Lô Tuấn Trường (3 tháng tuổi ở Nghệ An) được tiêm vaccine Quinvaxem tại trạm y tế xã.

Việt Nam phấn đấu sản xuất vaccine lở mồm long móng
Việt Nam phấn đấu sản xuất vaccine lở mồm long móng

VOV.VN - Ông Ngô Thanh Long: việc sản xuất vaccine trong nước cần có sự tham gia của các nhà khoa học, đặc biệt là các doanh nghiệp.

Việt Nam phấn đấu sản xuất vaccine lở mồm long móng

Việt Nam phấn đấu sản xuất vaccine lở mồm long móng

VOV.VN - Ông Ngô Thanh Long: việc sản xuất vaccine trong nước cần có sự tham gia của các nhà khoa học, đặc biệt là các doanh nghiệp.

Hải Dương: Báo cáo về trường hợp trẻ tử vong sau tiêm vaccine
Hải Dương: Báo cáo về trường hợp trẻ tử vong sau tiêm vaccine

Nguyên nhân cái chết của bé Vy được chẩn đoán là suy đa tạng trên bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.

Hải Dương: Báo cáo về trường hợp trẻ tử vong sau tiêm vaccine

Hải Dương: Báo cáo về trường hợp trẻ tử vong sau tiêm vaccine

Nguyên nhân cái chết của bé Vy được chẩn đoán là suy đa tạng trên bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.

Trẻ tử vong sau tiêm vaccine tại Hải Dương: Bộ Y tế nói gì?
Trẻ tử vong sau tiêm vaccine tại Hải Dương: Bộ Y tế nói gì?

VOV.VN - PGS-TS Trần Đắc Phu: ngày 1/11 tới, Hội đồng chuyên môn đánh giá sẽ họp để đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, nguyên nhân tử vong của trẻ.

Trẻ tử vong sau tiêm vaccine tại Hải Dương: Bộ Y tế nói gì?

Trẻ tử vong sau tiêm vaccine tại Hải Dương: Bộ Y tế nói gì?

VOV.VN - PGS-TS Trần Đắc Phu: ngày 1/11 tới, Hội đồng chuyên môn đánh giá sẽ họp để đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, nguyên nhân tử vong của trẻ.

Không nên sử dụng vaccine “xách tay” để tiêm chủng cho trẻ
Không nên sử dụng vaccine “xách tay” để tiêm chủng cho trẻ

Vaccine “xách tay” là nguồn trôi nổi, Bộ Y tế khuyến cáo không nên sử dụng.

Không nên sử dụng vaccine “xách tay” để tiêm chủng cho trẻ

Không nên sử dụng vaccine “xách tay” để tiêm chủng cho trẻ

Vaccine “xách tay” là nguồn trôi nổi, Bộ Y tế khuyến cáo không nên sử dụng.

Kết luận vụ trẻ tử vong nghi do tiêm vaccine Quinvaxem ở Hải Dương
Kết luận vụ trẻ tử vong nghi do tiêm vaccine Quinvaxem ở Hải Dương

Hội đồng tư vấn chuyên môn vừa kết luận chính thức về vụ bé gái 4 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm vaccine Quinvaxem và uống vaccine phòng bại liệt tại Hải Dương hôm 27/10.

Kết luận vụ trẻ tử vong nghi do tiêm vaccine Quinvaxem ở Hải Dương

Kết luận vụ trẻ tử vong nghi do tiêm vaccine Quinvaxem ở Hải Dương

Hội đồng tư vấn chuyên môn vừa kết luận chính thức về vụ bé gái 4 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm vaccine Quinvaxem và uống vaccine phòng bại liệt tại Hải Dương hôm 27/10.