Sự kiện Anh rời EU: Ứng phó thế nào để giảm thiểu tác động?

VOV.VN - Việc Anh rời EU có thể tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam, do đó cần theo dõi sát sao cũng như cần có sự điều chỉnh chính sách kịp thời.

Sự kiện nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vẫn đang gây nên những cơn “dư chấn” mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai với kim ngạch đạt trên 30 tỷ USD và cũng là nhà đầu tư, đối tác lớn của Việt Nam.

Việc Anh rời EU có thể tác động đến hàng hóa xuất khẩu của Việt nam.
(Ảnh minh họa: KT)
Các chuyên gia nhận định việc Anh rời EU có thể tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam, do đó cần theo dõi sát sao cũng như cần có sự điều chỉnh chính sách kịp thời để chủ động giảm thiểu những tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Áp lực điều chỉnh tỷ giá

Sự kiện Brexit – được hiểu là nước Anh rời EU có thể coi là một cú sốc lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, bởi chỉ ít lâu sau khi sự kiện này được công bố ngày 24/6, đồng Bảng Anh và đồng Euro bắt đầu suy giảm. Trước đó, một Bảng Anh đổi được 1,5 USD thì nay có thời điểm xuống còn 1,33 USD. Trong khi đó, đồng Yên Nhật và USD lại tăng giá.

Theo một số chuyên gia, điều này có thể tác động đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Bởi hiện nay, đa số đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam đều thanh toán bằng USD. Do vậy, khi USD tăng giá, còn Euro lại mất giá, khiến hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang EU có thể sẽ trở nên đắt đỏ hơn, vì ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá, từ đó sẽ hạn chế sức mua của người dân.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, việc giảm giá đồng Bảng và Euro có thể dẫn đến một tác động nữa đó là khả năng Trung Quốc phải phá giá đồng Nhân dân tệ mạnh hơn để hỗ trợ xuất khẩu vào châu Âu, điều này cũng sẽ tác động khá mạnh đến Việt Nam.

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Tú Anh – Trưởng ban Chính sách kinh tế tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) nhận định, thị trường tiền tệ sẽ có những biến động nhất định. Khi đồng Bảng giảm giá, còn đồng USD lên giá, có thể khiến một số nước như Trung Quốc phải điều chỉnh tỷ giá, gây sức ép điều chỉnh tỷ giá của Việt Nam. Nếu không điều chỉnh mà cứ giữ ổn biên độ ổn định như hiện nay thì khó cho xuất khẩu Việt Nam trên tất cả các thị trường.

“Cần thận trọng, theo dõi chặt chẽ đối với tỷ giá của các nước như Trung Quốc. Khi đồng Nhân dân tệ tăng lên, tức là mất giá so với USD, Việt Nam cần có sự điều chỉnh thận trọng với tỷ giá, có thể điều chỉnh biên độ phù hợp. Hiện biên độ 3%, nếu tỷ giá trên thị trường bắt đầu chạm trần thì có thể điều chỉnh tỷ giá cơ bản. Đây là điều quan trọng trong bối cảnh 5 tháng đầu năm xuất khẩu Việt Nam có phần suy giảm và để đạt mục tiêu tăng trưởng 10% cần nhiều giải pháp”, ông Nguyễn Tú Anh phân tích.

Hiệp định FTA Việt Nam – EU có thể chậm tiến độ

Nhìn vào con số tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Anh 17% mỗi năm và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này lên tới 4,65 tỷ USD trong năm 2015, tức là tương đương 15% giá trị xuất khẩu vào khu vực EU, có thể thấy việc Anh rời khỏi khối này sẽ tác động không nhỏ đến xuất khẩu của Việt Nam.

Chỉ tính trong giai đoạn 2011 - 2016, lượng xuất khẩu lớn nhất đều là các mặt hàng chủ lực, có thế mạnh của Việt Nam như thủy sản; nông sản; dệt may; da giày; gỗ; máy móc, thiết bị và phụ tùng; điện thoại và linh kiện...Các chuyên gia nhận định, nhiều ngành hàng thế mạnh này có thể sẽ phải chịu tác động lớn khi Anh rời khỏi EU.

Khi nước Anh rời EU, một câu hỏi đặt ra là Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU được ký kết cuối năm 2015, mà Anh là một trong số các thành viên, sẽ thực thi ra sao, khi hiện nay Nghị viện châu Âu chưa phê chuẩn hiệp định này?

Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, với việc Anh rời EU, việc thực thi hiệp định này có thể sẽ bị tác động. Có thể những đàm phán và cam kết trước đây với Anh có thể bị tác động và có thể phải đàm phán lại. Rõ ràng Việt Nam sẽ phải làm việc với 2 đối tác thay vì 1 đối tác trước đây.

“Lẽ ra có thể chốt toàn bộ thủ tục, rà soát lại hồ sơ pháp lý để có thể ký kết trong năm nay. Nhưng với tình hình bây giờ cả EU và Anh bận rộn với Brexit trong thời gian tới nên tiến độ để rà soát đi đến ký kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU sẽ bị ảnh  hưởng. Hy vọng các điều kiện đàm phán, thỏa thuận điều khoản không thay đổi, nhưng sẽ mất thêm thời gian để các đối tác này hoàn thiện các thủ tục khác. Về thương mại đầu tư cũng cần tính tới đa dạng hóa đối tác nhiều hơn nữa và cũng cần tính tới trường hợp FTA Việt Nam – EU sẽ chậm tiến độ so với ban đầu”, ông Cấn Văn Lực cho biết.

Theo các chuyên gia, việc Anh rời EU sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam, không chỉ là trước mắt mà cả về lâu dài. Bởi vậy, cần theo dõi kỹ tình hình để có kịch bản và sự điều chỉnh kịp thời từ chính sách tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, cho đến việc đàm phán hiệp định thương mại để tránh được những hệ lụy từ sự kiện Anh rời khỏi EU./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam sẽ phải chống đỡ tỷ giá sau khi Anh rời EU
Việt Nam sẽ phải chống đỡ tỷ giá sau khi Anh rời EU

Thị trường Anh chỉ chiếm 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nên tác động của Brexit là không nhiều.

Việt Nam sẽ phải chống đỡ tỷ giá sau khi Anh rời EU

Việt Nam sẽ phải chống đỡ tỷ giá sau khi Anh rời EU

Thị trường Anh chỉ chiếm 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nên tác động của Brexit là không nhiều.

 “Sóng thần” Brexit đe dọa kinh tế toàn cầu
“Sóng thần” Brexit đe dọa kinh tế toàn cầu

Giới chuyên gia dự báo cơn “sóng thần chính trị” này sẽ kéo theo nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn và lâu dài.

 “Sóng thần” Brexit đe dọa kinh tế toàn cầu

“Sóng thần” Brexit đe dọa kinh tế toàn cầu

Giới chuyên gia dự báo cơn “sóng thần chính trị” này sẽ kéo theo nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn và lâu dài.

Anh rời EU: Tiêu cực đến thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU?
Anh rời EU: Tiêu cực đến thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU?

VOV.VN - Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, việc Anh rời EU hiện chưa tác động ngay đến Việt Nam, nhưng cần đề phòng tác động tiêu cực trong trung hạn và dài hạn.

Anh rời EU: Tiêu cực đến thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU?

Anh rời EU: Tiêu cực đến thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU?

VOV.VN - Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, việc Anh rời EU hiện chưa tác động ngay đến Việt Nam, nhưng cần đề phòng tác động tiêu cực trong trung hạn và dài hạn.

Kinh tế Mỹ vẫn linh hoạt bất chấp Brexit
Kinh tế Mỹ vẫn linh hoạt bất chấp Brexit

VOV.VN -Nền kinh tế Mỹ sẽ khắc phục được tình hình, ngay cả khi kết quả trưng cầu ý dân ở Anh đã mang lại “cơn gió ngược chiều”.

Kinh tế Mỹ vẫn linh hoạt bất chấp Brexit

Kinh tế Mỹ vẫn linh hoạt bất chấp Brexit

VOV.VN -Nền kinh tế Mỹ sẽ khắc phục được tình hình, ngay cả khi kết quả trưng cầu ý dân ở Anh đã mang lại “cơn gió ngược chiều”.

Anh rời EU: Sau thị trường tài chính, nhiều ngành sẽ lao đao
Anh rời EU: Sau thị trường tài chính, nhiều ngành sẽ lao đao

VOV.VN - Không chỉ có kinh tế vĩ mô, hay tiền tệ và chứng khoán mà việc Anh quyết định rời EU có thể là cú sốc với nhiều ngành như du lịch, công nghệ...

Anh rời EU: Sau thị trường tài chính, nhiều ngành sẽ lao đao

Anh rời EU: Sau thị trường tài chính, nhiều ngành sẽ lao đao

VOV.VN - Không chỉ có kinh tế vĩ mô, hay tiền tệ và chứng khoán mà việc Anh quyết định rời EU có thể là cú sốc với nhiều ngành như du lịch, công nghệ...