Học sinh đánh nhau: Cách nào ngăn chặn?

VOV.VN -Hành vi đánh nhau của học sinh đôi khi bộc phát, không nghĩ đến hậu quả lâu dài, do đó các em cần được giáo dục, giúp đỡ, thay đổi.

Thời gian gần đây, bạo lực học đường trở nên nhức nhối cho ngành Giáo dục và xã hội, thậm chí có trường hợp học sinh tử vong do đánh nhau. Hiện tượng học sinh đánh nhau rồi dùng điện thoại quay video clip, sau đó tung lên mạng Internet trở nên rất phổ biến. Trên Google, cụm từ “học sinh đánh nhau” cho hơn 1,2 triệu kết quả trong 0,25 giây.

Theo nghiên cứu của Tổ chức phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em Plan International và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW), tại châu Á, bạo lực học đường đang ở mức báo động. Trung bình cứ 10 học sinh thì có 7 em từng trải nghiệm bạo lực học đường.

Hình ảnh một nữ sinh cầm ghế đánh lên đầu bạn trong một clip được tung lên mạng xã hội

Quốc gia có số học sinh hứng chịu nạn bạo lực cao nhất là Indonesia (84%); thấp nhất là Pakistan với 43%. Chỉ tính trong 6 tháng (10/2013-3/2014), số học sinh bị bạo lực (ở mọi hình thức: tinh thần, thể xác...) tại trường học của Indonesia là 75%. Việt Nam đứng thứ hai với 71%, hầu hết bạo lực do bạn gây ra.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Xuân Thủy, giảng viên, Bí thư Chi đoàn Bộ môn Lý luận chính trị, Phó Chủ tịch Hội sinh viên Trường Đại học Hùng Vương (Phú Thọ), Ủy viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ở bất cứ thời điểm nào, giai đoạn lịch sử nào cũng có hiện tượng học sinh đánh nhau.

Tuy nhiên, hiện chúng ta bị ảnh hưởng bởi mặt trái của sự phát triển công nghệ thông tin, nhất là của dòng điện thoại thông minh, đã tạo điều kiện cho các em lan tỏa các hành vi không đúng đắn trong môi trường giáo dục, cũng như ở độ tuổi các em lên trên mạng.

Ông Nguyễn Xuân Thủy chia sẻ: “Đôi khi với các em là một trò vui đùa đơn giản, ghi lại sau đó ghi lại tung lên mạng để mọi người “like”, bình luận… Dần dần việc này trở thành trào lưu. Trong lớp các em có thể khiêu khích nhau, tạo mâu thuẫn từ đó đánh nhau để quay phim”.

Qua các video clip gắn mác “học sinh đánh nhau”, “nữ sinh đánh nhau” có thể thấy, người quay clip và các bạn đứng xung quanh những “nhận vật chính” tỏ ra thích thú, cổ vũ cho hành vi đánh nhau mà không có sự can ngăn. Đặc biệt các vụ đánh nhau thường không có mặt các thầy cô, người lớn. Đến khi clip được tung lên mạng thì nhà trường, xã hội mới biết và vào cuộc xử lý.

PHÓNG SỰ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘI


Kỷ luật không phải là đuổi ra ngoài xã hội

Ông Nguyễn Xuân Thủy
Vậy làm thế nào để ngăn chặn hành vi này? Theo ông Nguyễn Xuân Thủy: “Chúng ta không thể đổ trách nhiệm hoàn toàn cho các nhà trường và thầy cô giáo trong chuyện này. Bởi vì hầu hết các đoạn video clip đánh nhau đều diễn ra ở bên ngoài nhà trường, bên ngoài sân trường như nơi công cộng, ngoài đường, công viên… Những lúc như thế là ngoài giờ lên lớp, các thầy cô không thể quản lý các em được”.

Ông Nguyễn Xuân Thủy đề xuất, phải có sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình. Gia đình phải có trách nhiệm dạy dỗ, bảo ban, nhìn thấy những biểu hiện của con khi các em đi học về nhà. Qua đó có thể phối hợp với nhà trường, thầy cô giáo chủ nhiệm để xem đã có những chuyện gì xảy ra.

Do nhận thức của các em còn rất nông nổi, không thể bằng người lớn nên đôi khi có hành vi bộc phát, không nghĩ đến hậu quả lâu dài. Do đó cần giáo dục, giúp đỡ, bảo ban, dạy dỗ để các em nhận thức được những hành vi của mình là không đúng, hoàn toàn không tốt, là vi phạm đạo đức xã hội; chứ không phải niềm vui, sở thích hay trò đùa.

Nói về hình thức kỷ luật học sinh sau các vụ đánh nhau, Phó Chủ tịch Hội sinh viên Trường Đại học Hùng Vương khẳng định, hình thức đuổi học là không phù hợp.

“Trường học là cái nôi giáo dục tri thức, nhân cách, đạo đức cho học sinh. Nếu kỷ luật bằng hình thức đuổi học thì các em sẽ đi đâu, về đâu? Ai sẽ giáo dục, dạy dỗ các em về văn hóa, đạo đức, cách sống…?” – ông Thủy đặt vấn đề.

Theo ông Nguyễn Xuân Thủy, thay bằng đuổi học, chúng ta có thể thay đổi bằng các phương pháp giáo dục khác. Ví dụ, có thể tiếp cận các em bằng các biện pháp tâm lý để xem tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, thái độ, tính cách của các em như thế nào từ đó đưa ra cách thức dạy dỗ, giáo dục cho phù hợp, giúp các em trở thành người tốt, có ích cho xã hội. Như thế, hiệu quả của giáo dục mới được nâng cao.

“Để làm được điều đó đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó đạo đức của người giáo viên. Thầy cô giáo phải đi sâu sát tìm hiểu các em, nhất là các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các em có tính cách đặc thù, khác với các bạn cùng lớp, cùng trang lứa. Từ đó điều chỉnh hành vi của các em không bị lệch chuẩn so với xã hội, giúp các em tốt hơn trong cuộc sống sau này” – nhà giáo Nguyễn Xuân Thủy nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Học sinh đánh bạn dã man ở Trà Vinh: Học chấp nhận sự khác biệt
Học sinh đánh bạn dã man ở Trà Vinh: Học chấp nhận sự khác biệt

VOV.VN -Tôn trọng sự khác biệt là điểm yếu của nhiều người trong chúng ta chứ chẳng riêng gì học sinh.

Học sinh đánh bạn dã man ở Trà Vinh: Học chấp nhận sự khác biệt

Học sinh đánh bạn dã man ở Trà Vinh: Học chấp nhận sự khác biệt

VOV.VN -Tôn trọng sự khác biệt là điểm yếu của nhiều người trong chúng ta chứ chẳng riêng gì học sinh.

Họp báo vụ hai học sinh đánh nhau vì cái... liếc mắt
Họp báo vụ hai học sinh đánh nhau vì cái... liếc mắt

Ngày 3/4, Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau đã tổ chức họp báo thông tin chính thức vụ hai học sinh đánh nhau tại Trường THCS 1 Sông Đốc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời).

Họp báo vụ hai học sinh đánh nhau vì cái... liếc mắt

Họp báo vụ hai học sinh đánh nhau vì cái... liếc mắt

Ngày 3/4, Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau đã tổ chức họp báo thông tin chính thức vụ hai học sinh đánh nhau tại Trường THCS 1 Sông Đốc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời).

Học sinh đánh bạn, quay clip bị đình chỉ học 1 năm
Học sinh đánh bạn, quay clip bị đình chỉ học 1 năm

VOV.VN - Hội đồng kỷ luật nhà trường đã họp thống nhất đình chỉ học 1 năm đối với em N.T.Q vì hành động đánh bạn.

Học sinh đánh bạn, quay clip bị đình chỉ học 1 năm

Học sinh đánh bạn, quay clip bị đình chỉ học 1 năm

VOV.VN - Hội đồng kỷ luật nhà trường đã họp thống nhất đình chỉ học 1 năm đối với em N.T.Q vì hành động đánh bạn.

Nên tạo cơ hội cho các học sinh đánh bạn sửa chữa sai lầm
Nên tạo cơ hội cho các học sinh đánh bạn sửa chữa sai lầm

VOV.VN - TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng nếu dùng biện pháp đình học tập thì chẳng giải quyết tận gốc được sự việc.

Nên tạo cơ hội cho các học sinh đánh bạn sửa chữa sai lầm

Nên tạo cơ hội cho các học sinh đánh bạn sửa chữa sai lầm

VOV.VN - TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng nếu dùng biện pháp đình học tập thì chẳng giải quyết tận gốc được sự việc.

Học sinh đánh bạn dã man: Lỗi không chỉ tại các thầy
Học sinh đánh bạn dã man: Lỗi không chỉ tại các thầy

VOV.VN -Chuyện nữ sinh đánh nhau, trong đó có cả những học sinh hạnh kiểm tốt, học khá giỏi báo hiệu bạo lực học đường đã "vươn lên một tầm cao mới".

Học sinh đánh bạn dã man: Lỗi không chỉ tại các thầy

Học sinh đánh bạn dã man: Lỗi không chỉ tại các thầy

VOV.VN -Chuyện nữ sinh đánh nhau, trong đó có cả những học sinh hạnh kiểm tốt, học khá giỏi báo hiệu bạo lực học đường đã "vươn lên một tầm cao mới".

Tranh luận về hình phạt cho những học sinh đánh hội đồng nữ sinh
Tranh luận về hình phạt cho những học sinh đánh hội đồng nữ sinh

VOV.VN - Nhiều độc giả đồng tình với quan điểm của chuyên gia “đuổi học chỉ là hạ sách”, nhưng có rất nhiều ý kiến phản đối…

Tranh luận về hình phạt cho những học sinh đánh hội đồng nữ sinh

Tranh luận về hình phạt cho những học sinh đánh hội đồng nữ sinh

VOV.VN - Nhiều độc giả đồng tình với quan điểm của chuyên gia “đuổi học chỉ là hạ sách”, nhưng có rất nhiều ý kiến phản đối…

Dư luận chờ kết luận xử phạt nhóm học sinh đánh bạn ở Trà Vinh
Dư luận chờ kết luận xử phạt nhóm học sinh đánh bạn ở Trà Vinh

VOV.VN -Nhiều người dân ở Trà Vinh cho rằng: ngăn chỗ này lại xảy ra chỗ khác, nên cần có những hình phạt nặng để làm gương.

Dư luận chờ kết luận xử phạt nhóm học sinh đánh bạn ở Trà Vinh

Dư luận chờ kết luận xử phạt nhóm học sinh đánh bạn ở Trà Vinh

VOV.VN -Nhiều người dân ở Trà Vinh cho rằng: ngăn chỗ này lại xảy ra chỗ khác, nên cần có những hình phạt nặng để làm gương.