Trung Quốc lập lực lượng tình báo quân sự tích hợp chưa từng có

VOV.VN - Trung Quốc đã lập ra lực lượng tình báo tích hợp để bảo vệ an ninh quốc gia, đó là Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược (SSF).

Lực lượng này hiện nay không có lực lượng tương tự trên thế giới.

Quân nhân trong khối thông tin của quân đội Trung Quốc. Ảnh: AFP.

Chuyên gia quốc phòng Nga Vasily Kashin bình luận với Sputnik về cơ cấu lực lượng mới ra đời và các nhiệm vụ an ninh quốc gia mà lực lượng này đảm đương.

Kashin nói với Sputnik: “Cấu trúc độc nhất vô nhị này sẽ hội tụ toàn bộ các năng lực của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong việc thực hiện các chiến dịch đặc biệt và chiến tranh thông tin”.

Ông này nói thêm: “Ngoài Cục 3 và Cục 4 trước kia của Bộ Tổng tham mưu PLA – vốn chịu trách nhiệm về trinh sát kỹ thuật, tình báo mạng, chiến tranh điện tử và các chiến dịch tấn công mạng, lực lượng mới sẽ chịu trách nhiệm về tình báo quân sự nói chung và trong các chiến dịch tâm lý chiến nói riêng”.

Chuyên gia này nhận xét rằng SSF có thể bao gồm cả Cục 2 của Bộ Tổng tham mưu PLA, chịu trách nhiệm về thu thập thông tin quân sự và giám sát việc thu thập tình báo con người. Nó cũng sẽ tích hợp cả Cục Vấn đề nước ngoài của Tổng cục Chính trị trước đây, vốn chịu trách nhiệm về các hoạt động chiến tranh chính trị và tuyên truyền nhằm vào quân đội và dân chúng của đối phương.

Ngoài ra, các lực lượng mới hình thành bao gồm cả đơn vị đặc nhiệm.

Và như vậy, ông Kashin nhấn mạnh, Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược là một cấu trúc không có tương đương trên thế giới.

Việc tập trung các đơn vị tình báo và tác chiến thông tin như vậy trong một cấu trúc sẽ cho phép lực lượng này khai thác mọi nguồn lực tới mức tối đa.

Tuy nhiên, chuyên gia này lưu ý rằng tổ chức này đối mặt một số vấn đề và thách thức.

Các cục khác nhau về phương pháp làm việc và ưu tiên lại được thống nhất vào một cơ cấu. Có thể thấy nguy cơ các đơn vị “kèn cựa” với nhau do sự khác biệt lớn giữa họ khi sáp nhập.

Ở nhiều nước, các đơn vị trinh sát kỹ thuật là nhân tố lớn và tốn kém nhất trong cộng đồng trinh sát - Trung Quốc không phải là ngoại lệ.

Một thách thức lớn khác là việc xử lý các dữ liệu do các đơn vị khác nhau thu thập. Mỗi đơn vị có một hệ thống phân tích thông tin riêng.

Một câu hỏi được đặt ra là liệu có một cơ cấu phân tích thông tin mới, thống nhất có nhiệm vụ tích hợp dữ liệu từ tất cả các nguồn? Nếu có 1 cơ cấu như vậy thì tổ chức này sẽ có tầm quan trọng rất lớn về mặt chính trị.

Một vấn đề khác nữa rất đáng quan tâm là việc đưa lực lượng đặc nhiệm vào cơ cấu này. Điều này sẽ giúp PLA có thể thực hiện các chiến dịch đặc nhiệm trên quy mô toàn cầu, sở hữu trong tay tất cả các năng lực như trinh sát vũ trụ, tình báo điện tử, ngầm và đặc biệt.

Không có nước nào trên thế giới tiến sát đến cấp độ tập trung và tích hợp như vậy.

Tuy nhiên việc thực hiện một cuộc cải cách tham vọng như thế không đơn giản, và không có gì bảo đảm cuộc cải cách này sẽ thành công.

Ban lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải nỗ lực đáng kể để đảm bảo quá trình thống nhất các lực lượng khác biệt nhau này diễn ra suôn sẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các điểm yếu của quân đội Trung Quốc và ván cờ Đông Á
Các điểm yếu của quân đội Trung Quốc và ván cờ Đông Á

VOV.VN - Dưới con mắt của nhà phân tích người Nhật Mizokami, quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy.

Các điểm yếu của quân đội Trung Quốc và ván cờ Đông Á

Các điểm yếu của quân đội Trung Quốc và ván cờ Đông Á

VOV.VN - Dưới con mắt của nhà phân tích người Nhật Mizokami, quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy.

Mỹ truy nã 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc về tội tấn công mạng
Mỹ truy nã 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc về tội tấn công mạng

VOV.VN - Phía Mỹ muốn phân biệt rõ giữa tình báo chính trị và “trộm cướp tài sản trí tuệ”, và gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc.

Mỹ truy nã 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc về tội tấn công mạng

Mỹ truy nã 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc về tội tấn công mạng

VOV.VN - Phía Mỹ muốn phân biệt rõ giữa tình báo chính trị và “trộm cướp tài sản trí tuệ”, và gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc.

Quân đội Trung Quốc có phải là rồng “xịn”?
Quân đội Trung Quốc có phải là rồng “xịn”?

VOV.VN - Nhìn bề ngoài, vũ khí Trung Quốc khá hiện đại, không thua kém vũ khí của phương Tây. Thế nhưng thực tế như thế nào?

Quân đội Trung Quốc có phải là rồng “xịn”?

Quân đội Trung Quốc có phải là rồng “xịn”?

VOV.VN - Nhìn bề ngoài, vũ khí Trung Quốc khá hiện đại, không thua kém vũ khí của phương Tây. Thế nhưng thực tế như thế nào?

Cuộc chiến tin tặc  Trung-Mỹ đã đến hồi công khai
Cuộc chiến tin tặc Trung-Mỹ đã đến hồi công khai

(VOV) - Lần đầu tiên một cơ quan chính phủ Mỹ lên tiếng cáo buộc phía Trung Quốc có dấu hiệu bảo trợ các vụ tấn công mạng.

Cuộc chiến tin tặc  Trung-Mỹ đã đến hồi công khai

Cuộc chiến tin tặc Trung-Mỹ đã đến hồi công khai

(VOV) - Lần đầu tiên một cơ quan chính phủ Mỹ lên tiếng cáo buộc phía Trung Quốc có dấu hiệu bảo trợ các vụ tấn công mạng.

Báo Mỹ: “Quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy”
Báo Mỹ: “Quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy”

VOV.VN - Dù đã to và mạnh hơn trước nhiều, quân đội và hải quân Trung Quốc vẫn chỉ là lực lượng tầm ngắn và chỉ có ưu thế khi ở gần lãnh thổ nước này.

Báo Mỹ: “Quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy”

Báo Mỹ: “Quân đội Trung Quốc chỉ là một con rồng giấy”

VOV.VN - Dù đã to và mạnh hơn trước nhiều, quân đội và hải quân Trung Quốc vẫn chỉ là lực lượng tầm ngắn và chỉ có ưu thế khi ở gần lãnh thổ nước này.