Donald Trump chốt vị trí Ngoại trưởng: Nga hoan hỷ, châu Âu sững sờ

VOV.VN - Việc Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn CEO ExxonMobil Rex Tillerson là Ngoại trưởng Mỹ được cho là sẽ khiến Nga “thở phào nhẹ nhõm”.

Nga mong đợi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ

Theo Yahoo, Tổng thống Nga Vladimir Putin rất muốn phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào Nga và việc ông Tillerson- một người có mối quan hệ mật thiết với giới chức Nga- được chọn làm Ngoại trưởng Mỹ cho thấy, kỳ vọng của ông Putin hoàn toàn có thể thành sự thật.

Ông Tillerson (phải) và Tổng thống Nga Putin có quan hệ rất mật thiết. Ảnh: AP

Là một người làm việc gần như trọn đời cho ExxonMobil- ông Tillerson sắp bước sang tuổi 65 và sẽ nghỉ hưu nếu không trở thành Ngoại trưởng Mỹ- ông hiểu rõ lợi ích của việc khôi phục lại quan hệ làm ăn với Nga trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra nếu Mỹ dừng các lệnh trừng phạt Nga.

Trước khi được chọn là Ngoại trưởng sắp tới của Mỹ, ông Tillerson thường xuyên có mặt tại Nhà Trắng để bàn về các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Chính vì thế, nhiều khả năng, khi trở thành Ngoại trưởng Mỹ, ông Tillerson sẽ có tiếng nói nhất định trong việc Chính phủ Mỹ có tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt nhằm vào Mỹ hay không và lệnh trừng phạt này sẽ được thực thi như thế nào.

“Khả năng ông Tillerson xem xét vấn đề lệnh trừng phạt của Nga theo cách mà ông vẫn làm khi còn là CEO của ExxonMobil là gần 100%”, ông Robert Weissman, Chủ tịch nhóm Public Citizen hoạt động vì lợi ích cộng đồng nhận định.

Putin giang tay chào đón Tillerson

Cựu Phó Chủ tịch ExxonMobil tại Nga Konstantin von Eggert, cho biết, cả Tổng thống Putin và thuộc hạ thân tín của ông Igor Sechin- Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Nga Rosneft- đều rất coi trọng ông Tillerson. Hai người này từng mô tả ông Tillerson “là một người Texas không thích nói chuyện tầm phào và rất chú tâm vào công việc chính”.

Từ trái sang: Chủ tịch Rosneft Sechin cùng Tổng thống Nga Putin tiếp ông Tillerson hồi năm 2012. Ảnh: AP

Hồi tháng 4/2012, ông Tillerson từng gặp ông Sechin và ông Putin để công bố một thỏa thuận làm ăn giữa Rosneft và ExxonMobil về việc thăm dò và khai thác các mỏ năng lượng của Nga tại Bắc Cực và Biển Bắc. Vài tháng sau, ông Putin lại mời ông Tillerson tới để ký thêm một thỏa thuận nữa với Rosneft.

Tại cuộc gặp đó, ông Putin công khai bày tỏ sự quý mến đối với ông Tillerson: “Ông Tillerson, tôi rất vui khi được gặp ông. Đây đã là cuộc gặp thứ 2 của chúng ta trong một thời gian ngắn. Có thể lý giải điều này là do mối quan hệ rất gắn bó giữa công ty của ông với các doanh nghiệp Nga”.

Cũng tại cuộc gặp đó, ông Tillerson nói: “Tôi nhất trí với ông rằng, không gì có thể cải thiện quan hệ giữa hai nước tốt hơn là việc các doanh nghiệp của hai bên có thể hợp tác làm ăn với nhau”.

Sau đó, đến năm 2013, đích thân Tổng thống Nga Putin đã trao tặng ông Tillerson Huân chương Hữu nghị của Nga- đây là vinh dự chỉ dành cho những cá nhân có những đóng góp lớn lao trong việc cải thiện quan hệ với Nga.

Tillerson luôn phản đối lệnh trừng phạt nhằm vào Nga

Hồi tháng 5/2014, khi lệnh trừng phạt nhằm vào Nga bắt đầu có hiệu lực, ông Tillerson trong cuộc họp thường niên tại ExxonMobil tuyên bố: “Chúng tôi không ủng hộ các lệnh trừng phạt và cho rằng nó sẽ không có hiệu quả trừ khi được tính toán và cân nhắc đầy đủ. Đây là việc hết sức khó khăn.

Chính vì thế, chúng tôi luôn khuyến khích những người đưa ra quyết định trừng phạt Nga cần phải cân nhắc rất kỹ những tổn thất to lớn mà lệnh trừng phạt này có thể gây ra”.

Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn tuyên bố sẽ không dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga nếu Nga không đáp ứng được những cam kết của nước này theo thỏa thuận Minsk.

Đến tháng 10/2016, Tổng thống Nga Putin tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Mỹ và yêu cầu Mỹ phải dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận nếu muốn Nga tuân thủ thỏa thuận này.

“Theo quan điểm của Nga, các lệnh trừng phạt sẽ gây ra các mối đe dọa đến an ninh quốc gia của nước này không kém gì các loại vũ khí hạt nhân”, ông Andrei Frolov- chuyên gia về quốc phòng tại Trung tâm Phân tích Công nghệ và Chiến lược có trụ sở tại Moscow chia sẻ.

Chính vì thế, theo ông Boris Zilberman, một chuyên gia Nga tại Trung tâm về Lệnh Trừng phạt và Tài chính Phi pháp thuộc Quỹ vì Quốc phòng của các nền Dân chủ, việc dỡ bỏ “các giới hạn về xuất khẩu công nghệ, phần mềm và những lĩnh vực giúp nền công nghiệp năng lượng của Nga có thể khai thác và sản xuất dầu mỏ và khí đốt” sẽ được ưu tiên hàng đầu.

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã lên tiếng khẳng định, ông sẽ xem xét lại việc Nga sáp nhập Crimea và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Chính ông Trump từng tuyên bố: “Theo tôi được biết, người dân Crimea muốn ở lại với Nga hơn”.

Về phần mình, sau khi có kết quả bầu cử Mỹ, Tổng thống Nga Putin đã lên tiếng chúc mừng ông Trump và cả hai thường xuyên duy trì liên lạc với nhau. Đến ngày 1/12, ông Putin tuyên bố, ông mong muốn “bình thường hóa” quan hệ với Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang kiến EU cảm thấy khó xử nếu ông quyết định dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga sau khi chính thức nhậm chức. Ảnh: Reuters

Donald Trump tiếp tục khiến châu Âu sững sờ

Nhiều chuyên gia cho rằng, khả năng chính quyền sắp tới của ông Donald Trump dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào Nga là rất cao: “Chúng tôi tin rằng, khả năng lệnh trừng phạt sẽ được Mỹ dỡ bỏ trong năm 2017 hoặc 2018 là 35%”, các nhà phân tích tại Morgan Stanley nhận định trong một bài viết.

“Cần nhớ rằng, lệnh trừng phạt của Mỹ được áp đặt theo mệnh lệnh hành chính của Tổng thống và không cần phải thông qua Quốc hội. Nếu lệnh trừng phạt này không còn được Mỹ duy trì thì châu Âu cũng khó có thể kéo dài lệnh trừng phạt với Nga”, vẫn theo các nhà phân tích tại Morgan Stanley. Dự kiến EU sẽ xem xét lại lệnh trừng phạt nhằm vào Nga vào ngày 31/1/2017.

Nhà kinh tế học tại Deutsche Bank Elina Ribakova nhận định: “Nếu ông Trump quyết định dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào Nga thì điều này gần như chắc chắn xảy ra”. Và nếu việc lựa chọn ông Tillerson làm Ngoại trưởng Mỹ được Thượng viện Thông qua thì khả năng này lại càng trở nên rõ rệt hơn.

Thượng nghị sĩ Nga Alexei Pushkov chia sẻ: “Việc lựa chọn ông Tillerson là rất nhạy cảm. Ông Trump đang tiếp tục khiến châu Âu phải sững sờ. Quyết định này cho thấy ý định rõ ràng của Tổng thống đắc cử Donald Trump”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc quan ngại trước bình luận của Trump về “Một Trung Quốc“
Trung Quốc quan ngại trước bình luận của Trump về “Một Trung Quốc“

VOV.VN - Trung Quốc kêu gọi ông Trump nhận thức đầy đủ về tính nhạy cảm của vấn đề Đài Loan và duy trì chính sách “Một Trung Quốc”.

Trung Quốc quan ngại trước bình luận của Trump về “Một Trung Quốc“

Trung Quốc quan ngại trước bình luận của Trump về “Một Trung Quốc“

VOV.VN - Trung Quốc kêu gọi ông Trump nhận thức đầy đủ về tính nhạy cảm của vấn đề Đài Loan và duy trì chính sách “Một Trung Quốc”.

Nội các của ông Trump: Cực giàu có, dày dặn kinh nghiệm đánh trận
Nội các của ông Trump: Cực giàu có, dày dặn kinh nghiệm đánh trận

VOV.VN - Với việc chọn 4 tỷ phú và 3 tướng lĩnh vào Nội các mới của mình, Tổng thống đắc cử Donald Trump đang cho thấy rõ ưu tiên của ông là gì.

Nội các của ông Trump: Cực giàu có, dày dặn kinh nghiệm đánh trận

Nội các của ông Trump: Cực giàu có, dày dặn kinh nghiệm đánh trận

VOV.VN - Với việc chọn 4 tỷ phú và 3 tướng lĩnh vào Nội các mới của mình, Tổng thống đắc cử Donald Trump đang cho thấy rõ ưu tiên của ông là gì.

Chiến thắng vẫn thuộc về Donald Trump sau khi Wisconsin kiểm lại phiếu
Chiến thắng vẫn thuộc về Donald Trump sau khi Wisconsin kiểm lại phiếu

VOV.VN - Chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump sau khi bang Wisconsin kiểm lại phiếu.

Chiến thắng vẫn thuộc về Donald Trump sau khi Wisconsin kiểm lại phiếu

Chiến thắng vẫn thuộc về Donald Trump sau khi Wisconsin kiểm lại phiếu

VOV.VN - Chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump sau khi bang Wisconsin kiểm lại phiếu.

Chê F-35 đắt đỏ, Trump “tuyên chiến” với nền công nghiệp quốc phòng Mỹ
Chê F-35 đắt đỏ, Trump “tuyên chiến” với nền công nghiệp quốc phòng Mỹ

VOV.VN - Tống thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích chương trình phát triển siêu chiến đấu cơ F-35 của hãng Lockheed Martin là quá đắt đỏ.

Chê F-35 đắt đỏ, Trump “tuyên chiến” với nền công nghiệp quốc phòng Mỹ

Chê F-35 đắt đỏ, Trump “tuyên chiến” với nền công nghiệp quốc phòng Mỹ

VOV.VN - Tống thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích chương trình phát triển siêu chiến đấu cơ F-35 của hãng Lockheed Martin là quá đắt đỏ.