Xuất khẩu thủy sản vào EU: Cẩn trọng nguồn gốc tránh bị phạt tiền

EU bắt buộc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nên các doanh nghiệp cần đảm bảo nguồn gốc sản phẩm rõ ràng để tránh bị phạt tiền.

“Phạt hàng triệu USD nếu thủy sản Việt Nam không rõ nguồn gốc” là cảnh báo của Tiến sĩ Siegfried Bank, chuyên gia quốc tế của Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) tại Hội thảo yêu cầu chứng nhận đối với thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU được tổ chức ngày 7/10, tại TP HCM.

Thủy sản Việt Nam cần chứng minh được nguồn gốc xuất xứ. (Ảnh minh họa: KT)
Theo Tiến sĩ Siegfried Bank, truy xuất nguồn gốc sản phẩm là một trong những chứng nhận bắt buộc đối với thủy sản xuất khẩu sang EU. Việc truy xuất nguồn gốc giúp xác định nguyên nhân của những trường hợp có vấn đề về an toàn phát sinh đối với thủy sản. Trường hợp bị nhiễm khuẩn sản phẩm sẽ bị thu hồi. Do đó, truy xuất nguồn gốc sẽ đáp ứng nguyện vọng của người tiêu dùng về an toàn và chất lượng thủy sản.

Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc thường khá dễ dàng, đặc biệt là xuất khẩu qua biên mậu, doanh nghiệp không cần lo lắng vấn đề bị kiểm tra về chất lượng, các thủ tục đàm phán…

Thế nhưng, giá thấp chỉ bằng 1/2 so với giá mua so với mức đối tác EU chi trả. Tuy nhiên để đưa sản phẩm vào thị trường EU, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục về đàm phán, mở L/C, kiểm tra chất lượng sản phẩm, dư lượng hóa chất kháng sinh… Lựa chọn thị trường nào, đó là quyết định của doanh nghiệp, nhưng xét về lâu dài, rõ ràng việc lựa chọn thị trường mang lại giá trị gia tăng cao luôn là động lực của doanh nghiệp.

Để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang EU, các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp cần đảm bảo vấn đề tiêu chuẩn chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm rõ ràng để tránh bị phạt tiền. Đồng thời, doanh nghiệp tự định hướng theo các tiêu chuẩn tự nguyện khi làm việc với khách hàng. Nếu sản phẩm là thủy sản khai thác, doanh nghiệp cần liên hệ Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) để có xác nhận việc khai thác bền vững…

Hiện EU đang duy trì vị trí thứ 2 trong các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, chiếm 18% giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong năm 2015, xuất khẩu sang thị trường này đạt 1,2 tỉ USD, trong đó tôm chiếm 46%, cá tra chiếm 25%, cá ngừ 8,8%,.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất bổ sung 13 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Mỹ
Đề xuất bổ sung 13 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Mỹ

VOV.VN - Phía Việt Nam đề nghị Mỹ bổ sung 13 doanh nghiệp chế biến thủy sản vào danh sách được phép xuất khẩu các sản phẩm từ cá họ Siluriformer.

Đề xuất bổ sung 13 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Mỹ

Đề xuất bổ sung 13 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Mỹ

VOV.VN - Phía Việt Nam đề nghị Mỹ bổ sung 13 doanh nghiệp chế biến thủy sản vào danh sách được phép xuất khẩu các sản phẩm từ cá họ Siluriformer.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam: “Gánh vàng đổ ra biển”?
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam: “Gánh vàng đổ ra biển”?

VOV.VN -Ngoài rào cản khách quan, nhiều chuyên gia lo ngại ngành thủy sản Việt Nam có tình trạng tự gây khó mình khi không giữ chất lượng, thương hiệu...

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam: “Gánh vàng đổ ra biển”?

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam: “Gánh vàng đổ ra biển”?

VOV.VN -Ngoài rào cản khách quan, nhiều chuyên gia lo ngại ngành thủy sản Việt Nam có tình trạng tự gây khó mình khi không giữ chất lượng, thương hiệu...

Xuất khẩu thủy sản lo “đói” nguyên liệu
Xuất khẩu thủy sản lo “đói” nguyên liệu

Ngành thủy sản Việt Nam đang đối mặt với nỗi lo lớn do thiếu nguyên liệu cho sản xuất.

Xuất khẩu thủy sản lo “đói” nguyên liệu

Xuất khẩu thủy sản lo “đói” nguyên liệu

Ngành thủy sản Việt Nam đang đối mặt với nỗi lo lớn do thiếu nguyên liệu cho sản xuất.