Xem xét xử lý đơn tố cáo nặc danh có kèm chứng cứ rõ ràng

VOV.VN-Các ý kiến thống nhất cần bổ sung quy định đối với những đơn tố cáo nặc danh nhưng có kèm theo tài liệu, chứng cứ rõ ràng thì phải được xem xét, xử lý.

Thẩm tra dự thảo Luật tố cáo (sửa đổi) trong phiên họp toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội diễn ra sáng nay (9/3) tại Nhà Quốc hội, đa số ý kiến thống nhất cần bổ sung quy định đối với những đơn tố cáo nặc danh nhưng có kèm theo tài liệu, chứng cứ rõ ràng thì các cơ quan liên quan cũng cần xem xét, xử lý.

Ủy ban Pháp luật cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo Luật tố cáo (sửa đổi) nhằm cụ thể hóa những quy định mới của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Qua thảo luận, nội dung được các thành viên Ủy ban tập trung cho ý kiến là những vấn đề còn có quan điểm khác nhau được nêu ra trong Tờ trình của Chính phủ, bao gồm quy định các hình thức tố cáo, tố cáo nặc danh và thời hiệu tố cáo.    

Về tố cáo nặc danh, Chính phủ cho rằng, những năm qua, cơ quan Nhà nước mới chỉ giải quyết được 87,4% tổng số đơn tố cáo có danh, trong đó gần 60% là tố cáo sai. Do đó, nếu Luật quy định cả việc giải quyết tố cáo nặc danh nữa, sẽ gây khó khăn cho cơ quan Nhà nước trong quá trình xem xét, giải quyết. Hơn nữa, trường hợp người tố cáo lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo nặc danh, sai sự thật thì sẽ không có căn cứ để xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người tố cáo.

Đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật đồng tình với quy định của Dự thảo Luật, song đề nghị cần cân nhắc có quy định với những đơn tố cáo nặc danh nhưng có hồ sơ, chứng cứ rõ ràng.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho rằng: “Về nguyên tắc, đơn mạo danh thì không xử lý nhưng với đơn mạo danh, nặc danh có hồ sơ, chứng cứ tương đối rõ ràng thì cơ quan có thẩm quyền cũng phải xem xét, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật mà trong các tài liệu đó có nêu, giống như các thông tin phản ánh về vi phạm”.

Cùng với kế thừa các quy định về bảo vệ tố cáo trong Luật hiện hành, Dự thảo Luật sửa đổi cũng dành một chương quy định chi tiết hơn về việc bảo vệ người tố cáo. Tuy nhiên, theo một số đại biểu, đây là nội dung rất quan trọng nhưng Dự thảo Luật vẫn còn chung chung, chưa quy định rõ cơ quan nào là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo cũng như kinh phí, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho việc bảo vệ người tố cáo…

“Các đồng chí quy định là thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm giải quyết tố cáo, chưa kể thủ trưởng có biện pháp bảo vệ người tố cáo. Tôi tố cáo thủ trưởng, thủ trưởng tha không trù dập, không cho người hãm hại tôi thì thôi lại còn cử người bảo vệ tôi nữa, như vậy không thực tiễn. Thực tế quy định trong Điều 40 đã chung chung rồi, thêm khoản 4 lại càng cụ thể hóa sự chung chung”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Sỹ Cương nêu dẫn chứng.

Về các hình thức tố cáo, Dự thảo Luật chỉ quy định hai hình thức tố cáo là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp. Tuy nhiên, ý kiến của đa số thành viên Ủy ban Pháp luật đề nghị cần nghiên cứu bổ sung hình thức tố cáo qua fax, email, điện thoại, qua đường dây nóng. Vì thực tế, đã có nhiều vụ việc vi phạm pháp luật, tham nhũng được phát hiện thông qua các hình thức này. Hơn nữa, điều này cũng đã được quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng và Bộ luật tố tụng hình sự./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làm gì để ngăn tẩu tán tài sản của “quan” tham nhũng?
Làm gì để ngăn tẩu tán tài sản của “quan” tham nhũng?

VOV.VN - Buộc đối tượng có nguy cơ tham nhũng phải kê khai và công khai tài sản sẽ khiến người có chức vụ quyền hạn sẽ phải thay đổi theo hướng tích cực

Làm gì để ngăn tẩu tán tài sản của “quan” tham nhũng?

Làm gì để ngăn tẩu tán tài sản của “quan” tham nhũng?

VOV.VN - Buộc đối tượng có nguy cơ tham nhũng phải kê khai và công khai tài sản sẽ khiến người có chức vụ quyền hạn sẽ phải thay đổi theo hướng tích cực

Tham nhũng ẩn mình dưới vỏ bọc “cố ý làm trái”
Tham nhũng ẩn mình dưới vỏ bọc “cố ý làm trái”

VOV.VN -Rất nhiều vụ án tham nhũng lớn, thất thoát hàng trăm, thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng rất ít đối tượng bị truy cứu, xét xử về hành vi tham nhũng

Tham nhũng ẩn mình dưới vỏ bọc “cố ý làm trái”

Tham nhũng ẩn mình dưới vỏ bọc “cố ý làm trái”

VOV.VN -Rất nhiều vụ án tham nhũng lớn, thất thoát hàng trăm, thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng rất ít đối tượng bị truy cứu, xét xử về hành vi tham nhũng

Tố cáo tham nhũng qua đường dây nóng: Tiếp nhận gần 200 nguồn tin
Tố cáo tham nhũng qua đường dây nóng: Tiếp nhận gần 200 nguồn tin

VOV.VN - Nguồn tin tố cáo tham nhũng chủ yếu vẫn liên quan đến đất đai, chính sách đền bù, lợi dụng chức vụ quyền hạn.

Tố cáo tham nhũng qua đường dây nóng: Tiếp nhận gần 200 nguồn tin

Tố cáo tham nhũng qua đường dây nóng: Tiếp nhận gần 200 nguồn tin

VOV.VN - Nguồn tin tố cáo tham nhũng chủ yếu vẫn liên quan đến đất đai, chính sách đền bù, lợi dụng chức vụ quyền hạn.

Không quy định tố cáo bằng thư điện tử hay băng ghi âm
Không quy định tố cáo bằng thư điện tử hay băng ghi âm

VOV.VN - Thanh tra Chính phủ cho rằng hình thức tố cáo phải thể hiện bằng văn bản hoặc tố cáo trực tiếp để ràng buộc nghĩa vụ người tố cáo.

Không quy định tố cáo bằng thư điện tử hay băng ghi âm

Không quy định tố cáo bằng thư điện tử hay băng ghi âm

VOV.VN - Thanh tra Chính phủ cho rằng hình thức tố cáo phải thể hiện bằng văn bản hoặc tố cáo trực tiếp để ràng buộc nghĩa vụ người tố cáo.

“Hành vi trả thù, trù dập người tố cáo tham nhũng rất tinh vi”
“Hành vi trả thù, trù dập người tố cáo tham nhũng rất tinh vi”

VOV.VN - Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương: Hành vi trả thù, trù dập thường rất tinh vi, nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu bảo vệ cũng làm cho người tố cáo tham nhũng nản lòng.

“Hành vi trả thù, trù dập người tố cáo tham nhũng rất tinh vi”

“Hành vi trả thù, trù dập người tố cáo tham nhũng rất tinh vi”

VOV.VN - Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương: Hành vi trả thù, trù dập thường rất tinh vi, nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu bảo vệ cũng làm cho người tố cáo tham nhũng nản lòng.

“Không đối thoại với dân thì không giải quyết được khiếu nại, tố cáo“
“Không đối thoại với dân thì không giải quyết được khiếu nại, tố cáo“

VOV.VN - Theo ông Nguyễn Hồng Điệp, không dám đối thoại với người dân, cũng như đối diện với vụ việc thì không có cách nào giải quyết khiếu nại, tố cáo.

“Không đối thoại với dân thì không giải quyết được khiếu nại, tố cáo“

“Không đối thoại với dân thì không giải quyết được khiếu nại, tố cáo“

VOV.VN - Theo ông Nguyễn Hồng Điệp, không dám đối thoại với người dân, cũng như đối diện với vụ việc thì không có cách nào giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Bầu ĐBQH: Tránh tình trạng đại biểu đang bị tố cáo vẫn trúng cử
Bầu ĐBQH: Tránh tình trạng đại biểu đang bị tố cáo vẫn trúng cử

VOV.VN - Ủy ban bầu cử tỉnh Đắk Lắk cần tránh tình trạng những đại biểu đang bị tố cáo trúng cử, gây ảnh hưởng đến lòng tin của người dân… 

Bầu ĐBQH: Tránh tình trạng đại biểu đang bị tố cáo vẫn trúng cử

Bầu ĐBQH: Tránh tình trạng đại biểu đang bị tố cáo vẫn trúng cử

VOV.VN - Ủy ban bầu cử tỉnh Đắk Lắk cần tránh tình trạng những đại biểu đang bị tố cáo trúng cử, gây ảnh hưởng đến lòng tin của người dân…