Chiến dịch của Mỹ ở Syria đang đối mặt với thách thức nào?

VOV.VN - Mỹ đang ở trên “một con dốc” trong cuộc chiến Syria và chính quyền ông Obama chỉ còn lại 15 tháng với những chính sách còn đang dang dở ở đây. 

Những ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, có nhiều ý kiến cho rằng Mỹ đang gặp nhiều vấn đề khi can thiệp vào Syria và Tổng thống Barack Obama đang lúng túng khi ông không có một chiến lược cụ thể nào cả.

Trong một bài đăng mới đây trên tờ Washington Post, nhà phân tích Walter Pincus đã cho rằng, Tổng thống Barack Obama luôn có một chiến lược ở Syria. Tuy nhiên, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn 4 năm rưỡi qua ở Syria không phải là điều đơn giản. 

Chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài nhiều năm trời ở Syria không phải là điều đơn giản. (ảnh: Reuters).

Nhà phân tích Walter Pincus cho biết, trong lịch sử của Syria, không một quốc gia bên ngoài nào, đặc biệt là Mỹ, có thể can thiệp được vào cuộc nội chiến của họ khi mà đất nước này có nhiều bộ lạc khác nhau, nhiều dân tộc và các yếu tố tôn giáo khác nhau.

Cuộc nội chiến ở Syria càng trở nên phức tạp hơn khi nhiều nước trong khu vực đang cung cấp và hỗ trợ quân sự, tài chính cho các phe phái ở đất nước này.

Sẽ rất khó khăn để giải quyết khủng hoảng Syria, ông Pincus viết trong bài báo của mình trên Washington Post. 

Nếu có một giải pháp nào đó cho Damascus thì giải pháp này sẽ mất rất nhiều năm, ngay cả sau khi ông Obama đã không còn tại nhiệm, nhà phân tích Walter Pincus nhận định.

Trong bài viết của mình, ông Pincus cũng đã phân tích những khó khăn trong chiến lược của Mỹ ở Syria.

Đối thoại hòa bình “chật vật” vì có quá nhiều phe phái

Theo ông Pincus, giải quyết khủng hoảng Syria theo hướng đối thoại hòa bình có ít nhất 2 rào cản lớn.

Vấn đề đầu tiên là phải trả lời được câu hỏi: Ai sẽ là đại diện cho phe đối lập Syria nếu Liên Hợp Quốc tổ chức một cuộc đối thoại?

Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc tại Syria Staffan de Mistura từng nói ở Vienna rằng, ông đã phải làm việc với khoảng 230 nhóm vũ trang ở Syria và cả lực lượng chính phủ. 

Bởi vậy, tại cuộc họp cuối cùng trong năm 2014 nhằm tìm giải pháp hòa bình cho Syria ở Geneva, lực lượng đối lập đã cùng xuất hiện dưới hình thức Liên minh đối lập của Syria, nhưng hiện tại, không có một nhóm nào thống nhất như vậy.

Bên cạnh đó, vấn đề tiếp theo là có những bất đồng quan điểm nghiêm trọng giữa Mỹ, Nga và chính quyền của Tổng thống Syria al- Assad.

Ông al- Assad cho rằng tất cả các phe phái đối lập ở Syria đều là “khủng bố” và đều phải bị đánh bại. Bởi vậy, nếu có một lệnh ngừng bắn được ký kết ở đất nước này, nó cũng sẽ không ngăn cản được việc chính quyền Damascus sẽ tiếp tục tấn công vào các tổ chức mà họ coi là “khủng bố”.

Mặt khác, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng nói rằng ông muốn thêm một số nhóm đối lập ở Syria vào danh sách khủng bố. Trong số những nhóm này có lẽ sẽ có những nhóm mà Mỹ đang ủng hộ, nhà phân tích quốc tế Pincus cho biết.

Mỹ đang ở trên “một con dốc” trong cuộc chiến ở Syria

Mới đây, Mỹ đã có kế hoạch cử khoảng 50 đặc nhiệm tới Syria để cùng hoạt động trong các nhóm được Mỹ ủng hộ với mục đích chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

Lực lượng đặc nhiệm này có thể sẽ ở lại Syria trong nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng tới nhằm hỗ trợ về mặt chiến thuật, kế hoạch và cả công tác hậu cần cho những nhóm này.

Theo phía Mỹ, mục đích của chiến lược này nhằm thắt chặt hợp tác quân sự giữa các nhóm đối lập Syria và quân đội Mỹ. 

Quyết định triển khai đặc nhiệm Mỹ vào Syria được xem là sự thay đổi chính sách lớn của chính quyền Obama. (Ảnh: Khaama Press).

Một quan chức Lầu Năm Góc nói, trong tương lai gần, lực lượng đặc nhiệm này sẽ không chiến đấu cùng các nhóm vũ trang ở Syria, và không đóng vai trò hỗ trợ cho việc không kích của Mỹ.

Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết, việc đào tạo cho các lực lượng Syria bản địa khó khăn hơn nhiều so với dự kiến. 

Có thể, chiến lược cử đặc nhiệm đến đào tạo cho phe đối lập Syria sẽ không hiệu quả như mong đơi. Nhà phân tích Pincus lưu ý, nói một cách khác, Mỹ vẫn đang để ngỏ việc gửi thêm quân vào Syria và điều này còn tùy thuộc vào những gì xảy ra trong vài tháng tới. Tuy nhiên, việc đưa quân vào Syria, có thể khiến Mỹ sa lầy như những gì họ đã từng vướng phải ở Afghanistan. 

Song song với việc gửi đặc nhiệm đến Syria, Tổng thống Obama cũng đã quyết định triển khai thêm 12 máy bay A-10 hỗ trợ lực lượng mặt đất và dự kiến sẽ bổ sung khoảng 10 chiếc F- 15 cho các cuộc không kích.

Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động không kích ở miền bắc Syria, đặc biệt là ở các khu vực giáp với Thổ Nhĩ Kỳ để cắt ngang con đường tuyển mộ các chiến binh thánh chiến đến từ nước ngoài, cũng như là phá hủy con đường vận chuyển tiền bạc, trang thiết bị đến cho các tay súng IS, nhà phân tích Pincus cho biết.

Ông Pincus nhận định, Mỹ đang ở trên “một con dốc” trong cuộc chiến ở Syria, và Chính quyền ông Obama chỉ còn lại 15 tháng tới để quyết định xem việc can thiệp ở Syria sẽ tiếp tục như thế nào./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đưa đặc nhiệm tới Syria, Mỹ thay đổi chính sách can dự ở Trung Đông?
Đưa đặc nhiệm tới Syria, Mỹ thay đổi chính sách can dự ở Trung Đông?

VOV.VN - Quyết định triển khai khoảng 50 lính đặc nhiệm đến miền Bắc Syria cũng đánh dấu lần đầu tiên Mỹ công khai đưa bộ binh vào Syria.

Đưa đặc nhiệm tới Syria, Mỹ thay đổi chính sách can dự ở Trung Đông?

Đưa đặc nhiệm tới Syria, Mỹ thay đổi chính sách can dự ở Trung Đông?

VOV.VN - Quyết định triển khai khoảng 50 lính đặc nhiệm đến miền Bắc Syria cũng đánh dấu lần đầu tiên Mỹ công khai đưa bộ binh vào Syria.

Đối thoại về Syria ở Vienna – Cơ hội lớn không thể bỏ lỡ
Đối thoại về Syria ở Vienna – Cơ hội lớn không thể bỏ lỡ

VOV.VN - Ông Mistura ngày 29/10 khẳng định, đối thoại về Syria ở Vienna, Áo, vào ngày 30/10 là “một cơ hội lớn không thể bỏ lỡ” để khôi phục hòa bình.

Đối thoại về Syria ở Vienna – Cơ hội lớn không thể bỏ lỡ

Đối thoại về Syria ở Vienna – Cơ hội lớn không thể bỏ lỡ

VOV.VN - Ông Mistura ngày 29/10 khẳng định, đối thoại về Syria ở Vienna, Áo, vào ngày 30/10 là “một cơ hội lớn không thể bỏ lỡ” để khôi phục hòa bình.

Mỹ đang cởi mở hơn về vai trò của Iran ở Syria?
Mỹ đang cởi mở hơn về vai trò của Iran ở Syria?

VOV.VN - Iran sẽ được mời tham gia cuộc đối thoại ở Vienna, Áo, ngày 30/10 tới để tham gia tiến trình chuyển giao chính trị và chấm dứt xung đột ở Syria.

Mỹ đang cởi mở hơn về vai trò của Iran ở Syria?

Mỹ đang cởi mở hơn về vai trò của Iran ở Syria?

VOV.VN - Iran sẽ được mời tham gia cuộc đối thoại ở Vienna, Áo, ngày 30/10 tới để tham gia tiến trình chuyển giao chính trị và chấm dứt xung đột ở Syria.

Pháp “bị muộn” trong cuộc đua ở Syria?
Pháp “bị muộn” trong cuộc đua ở Syria?

VOV.VN -Pháp hôm nay 27/10 đăng cai tổ chức một cuộc họp giải quyết khủng hoảng Syria tại thủ đô Paris, với sự tham dự của nhiều “đối tác” quan trọng.

Pháp “bị muộn” trong cuộc đua ở Syria?

Pháp “bị muộn” trong cuộc đua ở Syria?

VOV.VN -Pháp hôm nay 27/10 đăng cai tổ chức một cuộc họp giải quyết khủng hoảng Syria tại thủ đô Paris, với sự tham dự của nhiều “đối tác” quan trọng.