Quyền được an toàn của người tiêu dùng

VOV.VN - Ngoài việc nâng cao nhận thức về quyền lợi của người tiêu dùng, cần tăng cường các giải pháp nhằm xây dựng môi trường tiêu dùng lành mạnh.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có hiệu lực gần 5 năm nay. Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức thương mại, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mới, đòi hỏi cần có nhiều giải pháp để bảo vệ và nâng cao vị thế của người tiêu dùng.

Bảo vệ người tiêu dùng vẫn còn nhiều thách thức

Năm nay, Bộ Công Thương lần đầu tiên tổ chức Ngày “Quyền của người tiêu dùng” với chủ đề “Quyền được an toàn của người tiêu dùng”. Đây là một trong 8 quyền cơ bản của người tiêu dùng đã được quy định tại Điều 8 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể: “Người tiêu dùng có quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp”.  Đây là một vấn đề thiết thực, bởi hiện nay, người tiêu dùng đang phải đối mặt với tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan, thuốc giả, mỹ phẩm nhập lậu…

15/3 là Ngày Quyền của người tiêu dùng

Bà Nguyễn Thu Nga, ở quận Long Biên, Hà Nội nói: “Hàng ngày đi mua thực phẩm cũng rất lo lắng. Tôi hay mua trong siêu thị nhưng cũng không yên tâm. Chẳng hạn như vụ rau sạch, cứ tưởng mua được rau an toàn, nhưng có doanh nghiệp tuồn rau trôi nổi vào siêu thị. Khi mua phải hàng giả hàng nhái cũng khó khiếu kiện.”

Mỗi năm, các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên cả nước tiếp nhận khoảng 4.000-5.000 nghìn vụ việc khiếu nại, nhưng vẫn còn ít so với thực tế. Người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn tâm lý e ngại khiếu nại khi quyền lợi của mình bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là do thủ tục phức tạp, thời gian giải quyết lâu, chi phí cao.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có hiệu lực gần 5 năm, vẫn còn một số bất cập cần phải sửa đổi.

“Pháp luật còn những điểm bất cập. Ví dụ định nghĩa người tiêu dùng. Khi ra đấu tranh pháp lý, luật sư bảo vệ thân chủ hỏi hóa đơn đâu. Luật không quy định người tiêu dùng phải có hóa đơn. Trách nhiệm cung cấp hóa đơn là doanh nghiệp. Nhưng người ta vẫn vin vào lý đó. Do đó nghị định cần hướng dẫn cụ thể hơn, để không ai hiểu khác được. Thứ 2 là hiểu biết pháp luật còn hạn chế, kết quả đấu tranh ngăn chặn những vi phạm pháp luật về quyền lợi còn hạn chế, quyền lợi của người tiêu dùng vẫn bị vi phạm. Kiến nghị xem xét bổ sung sửa đổi Nghị định hướng dẫn thi hành luật bảo vệ người tiêu dùng,” ông Hùng nói.

Cần định vị lại khái niệm người tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia, ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do, thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển, người tiêu dùng không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia, mà còn mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Các giao dịch hàng hóa cũng không chỉ giới hạn ở trong nước mà còn xuyên biên giới như giao dịch qua mạng, qua điện thoại, email…

Đáng chú ý là xuất hiện một loạt hình thức thương mại điện tử, kinh doanh đa cấp biến tướng lừa đảo hàng chục nghìn người, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Điển hình mới đây nhất là vụ việc Công ty Liên kết Việt, lôi kéo 60.000 người tham gia bán hàng đa cấp, thiệt hại 1.900 tỷ đồng.

Ông Trần Vinh Nhung, Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần chuẩn bị các cơ sở pháp lý và công cụ hữu hiệu để có thể bảo vệ người tiêu dùng.

“Trong hội nhập, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ gói gọn trong lãnh thổ Việt Nam. Phải nhìn nhận góc độ khác, khi hội nhập quốc tế, hoạt động thương mại xuyên biên giới, một loạt hình thức thương mại mới, bán hàng đa cấp, thương mại điện tử, dịch vụ uber, grap taxi, bệnh viện gia đình, ngân hàng, các thẻ thanh toán…Cần nghiên cứu kỹ, đánh giá lại luật bảo vệ người tiêu dùng, cập nhật bổ sung theo hướng hội nhập sâu rộng. Bảo vệ người tiêu dùng không chỉ trách nhiệm của ngành công thương, mà còn hải quan, quản lý thị trường….,” ông Nhung nói.

Qua tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng với đầu số miễn phí trên toàn quốc 1800.6838, số lượng vụ việc khiếu nại gửi tới Bộ Công Thương tăng nhanh chóng, từ 450 vụ năm 2013 lên 1.700 vụ năm 2015, cho thấy người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến quyền lợi của mình.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong thời gian tới, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương cho biết: “Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ chủ trì xây dựng Đề án Chương trình quốc gia về đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020. Trong đó nêu rõ những hoạt động trọng tâm, trách nhiệm cụ thể của Bộ Công Thương, các tỉnh thành phố và các cơ quan liên quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bố trí nguồn lực phù hợp. Đồng thời tăng cường thanh tra kiểm tra, nhanh chóng kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.”

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Bên cạnh việc chủ động nâng cao nhận thức về quyền lợi của người tiêu dùng, thì các ngành chức năng, các địa phương cũng cần tăng cường các giải pháp nhằm xây dựng môi trường tiêu dùng lành mạnh, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Niềm tin người tiêu dùng Việt Nam cao nhất châu Á
Niềm tin người tiêu dùng Việt Nam cao nhất châu Á

VOV.VN -Khảo sát mới nhất của ANZ cho thấy, niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đạt mức kỷ lục trong tháng 12, cao nhất khu vực châu Á.

Niềm tin người tiêu dùng Việt Nam cao nhất châu Á

Niềm tin người tiêu dùng Việt Nam cao nhất châu Á

VOV.VN -Khảo sát mới nhất của ANZ cho thấy, niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đạt mức kỷ lục trong tháng 12, cao nhất khu vực châu Á.

Hàng Việt trong AEC: Người tiêu dùng chỉ chọn khi nó thực sự tốt
Hàng Việt trong AEC: Người tiêu dùng chỉ chọn khi nó thực sự tốt

VOV.VN - Người tiêu dùng chỉ chịu móc túi ra mua hàng Việt khi hài lòng đối với những sản phẩm làm tốt.

Hàng Việt trong AEC: Người tiêu dùng chỉ chọn khi nó thực sự tốt

Hàng Việt trong AEC: Người tiêu dùng chỉ chọn khi nó thực sự tốt

VOV.VN - Người tiêu dùng chỉ chịu móc túi ra mua hàng Việt khi hài lòng đối với những sản phẩm làm tốt.

Công bố “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3”
Công bố “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3”

VOV.VN-Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn và thách thức, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần có những đột phá và chung tay hành động mạnh mẽ hơn nữa.

Công bố “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3”

Công bố “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3”

VOV.VN-Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn và thách thức, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần có những đột phá và chung tay hành động mạnh mẽ hơn nữa.

Quyền lợi bị xâm phạm - người tiêu dùng không nên im lặng
Quyền lợi bị xâm phạm - người tiêu dùng không nên im lặng

VOV.VN - Nếu mỗi người tiêu dùng có trách nhiệm với bản thân và xã hội thì công tác bảo vệ người tiêu dùng sẽ đạt hiệu quả hơn.

Quyền lợi bị xâm phạm - người tiêu dùng không nên im lặng

Quyền lợi bị xâm phạm - người tiêu dùng không nên im lặng

VOV.VN - Nếu mỗi người tiêu dùng có trách nhiệm với bản thân và xã hội thì công tác bảo vệ người tiêu dùng sẽ đạt hiệu quả hơn.