Luật sư: "Bêu tên" người ăn mặc phản cảm là xâm phạm quyền con người

VOV.VN - Luật sư cho rằng, chưa bàn tới nội dung của dự thảo, chỉ xét về hình thức thì dự thảo đã không đủ căn cứ điều chỉnh hành vi văn hoá công cộng.

Sở Văn hóa-Thể thao Hà Nội đang tổ chức xin ý kiến tổ chức, cá nhân làm việc, sinh sống, tham quan, học tập trên địa bàn thủ đô về Dự thảo Quy tắc ứng xử nơi công cộng ở Hà Nội.

Dự thảo có 3 chương, 14 điều, trong đó Chương II là những quy tắc ứng xử chung quy định những điều không nên làm như: Không nói tục, chửi bậy, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác; không mặc trang phục hở hang nơi công cộng. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại quy tắc sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; trường hợp vi phạm pháp luật sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định.

Lấy ý kiến người dân về Dự thảo “Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn TP. Hà Nội” trên website của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội
Nhiều ý kiến ủng hộ việc Hà Nội cần phải có một bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng để điều chỉnh các hành vi xã hội, nhắc nhở mọi công dân có ý thức giữ gìn văn minh cho thủ đô. Tuy nhiên, ở góc độ pháp luật, những quy định xử phạt đối với những hành vi vi phạm đang có nhiều ý kiến trái chiều. 

Theo luật sư Vũ Ngọc Chi (Đoàn luật sư TP Hà Nội), Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cộng đồng. Như vậy, việc hạn chế các quyền của công dân chỉ có thể bằng luật, không thể bằng các hình thức khác.

Theo quy định tại Điều 3 Luật ban hành các văn bản pháp luật, nguyên tắc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là phải hợp hiến và hợp pháp.

Như vậy, chưa bàn nhiều tới nội dung của dự thảo, chỉ xem qua về hình thức thì dự thảo đã không đủ căn cứ điều chỉnh hành vi văn hoá công cộng để bộ quy tắc có hiệu lực thực thi.

Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Hãng luật Hưng Yên, Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, về mặt hình thức, "Dự thảo quy tắc ứng xử nơi công cộng" đã không tuân thủ theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Cụ thể, dự thảo không viện dẫn căn cứ, cụ thể hoá quy định nào của Hiến pháp, pháp luật, nghị định, thông tư, quyết định... trong hệ thống pháp luật hiện hành. Đặc biệt khi dự thảo đặt ra điều khoản "chế tài" nếu đối tượng vi phạm quy chế là không phù hợp.

Cụ thể tại khoản 2 Điều 13: "Các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Quy tắc ứng xử này, tùy mức độ, sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Trường hợp vi phạm pháp luật sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định".

“Nếu quy định như bộ quy tắc này thì ai là người có thẩm quyền xử lý, xử phạt... trong khi hình thức bộ quy tắc không căn cứ vào quy định quy phạm pháp luật nào”, luật sư Quynh đặt vấn đề.

Có thể nói, chuyện ăn mặc thuộc về phạm trù nhận thức. Việc ăn mặc xấu hay đẹp tùy thuộc vào nhận thức của mỗi người. Và việc mặc thế nào là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định tại khoản 2 điều 15 Hiến pháp 2013.

Theo đó, mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác khi cách ăn mặc của họ không vi phạm pháp luật.

Việc mở rộng điều chỉnh hành vi các đối tượng khác nhau ở nơi công cộng có liên quan đến việc ăn nói và phục trang là đã hạn chế các quyền tối thiểu của người dân, đã điều chỉnh quá chi tiết và không khả thi trong cuộc sống.

“Nhiệm vụ của ngành văn hoá là tuyên truyền sâu rộng để hạn chế việc “học theo” những thói hư tật xấu, từ đó nâng cao nhận thức của công dân để họ hiểu hành vi nào là không phù hợp với ứng xử chung nơi công cộng. Đặc biệt, việc "bêu tên" trên phương tiện truyền thông đại chúng là xâm phạm quyền con người được hiến pháp bảo vệ, vi phạm nghiêm trọng các điều 14, khoản 2 Điều 16 Hiến pháp 2013: "Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội", luật sư Quynh phân tích thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Tại sao đời sống ngày càng cải thiện mà tội phạm lại càng gia tăng?”
“Tại sao đời sống ngày càng cải thiện mà tội phạm lại càng gia tăng?”

VOV.VN - “Tại sao đời sống của chúng ta hiện nay đang ngày càng được cải thiện, ngày càng tốt lên, nhưng tội phạm lại ngày càng gia tăng?"

“Tại sao đời sống ngày càng cải thiện mà tội phạm lại càng gia tăng?”

“Tại sao đời sống ngày càng cải thiện mà tội phạm lại càng gia tăng?”

VOV.VN - “Tại sao đời sống của chúng ta hiện nay đang ngày càng được cải thiện, ngày càng tốt lên, nhưng tội phạm lại ngày càng gia tăng?"

Đề xuất mỗi người chỉ sở hữu 1 ô tô, 1 biển số là chưa hợp pháp
Đề xuất mỗi người chỉ sở hữu 1 ô tô, 1 biển số là chưa hợp pháp

VOV.VN - Việc hạn chế quyền con người, quyền sở hữu tài sản của công dân phải theo quy định của luật vì lý do quốc phòng an ninh hoặc sức khoẻ cộng đồng.

Đề xuất mỗi người chỉ sở hữu 1 ô tô, 1 biển số là chưa hợp pháp

Đề xuất mỗi người chỉ sở hữu 1 ô tô, 1 biển số là chưa hợp pháp

VOV.VN - Việc hạn chế quyền con người, quyền sở hữu tài sản của công dân phải theo quy định của luật vì lý do quốc phòng an ninh hoặc sức khoẻ cộng đồng.

Thượng tá Công an đưa lời khuyên phòng thân khi gặp đối tượng ngáo đá
Thượng tá Công an đưa lời khuyên phòng thân khi gặp đối tượng ngáo đá

VOV.VN  - Trong lúc lên cơn, những kẻ ngáo đá có thể uy hiếp sự an toàn của những người xung quanh, thậm chí giết hại người thân của chính mình.

Thượng tá Công an đưa lời khuyên phòng thân khi gặp đối tượng ngáo đá

Thượng tá Công an đưa lời khuyên phòng thân khi gặp đối tượng ngáo đá

VOV.VN  - Trong lúc lên cơn, những kẻ ngáo đá có thể uy hiếp sự an toàn của những người xung quanh, thậm chí giết hại người thân của chính mình.

Ăn mặc phản cảm bị bêu tên: Còn nhiều băn khoăn
Ăn mặc phản cảm bị bêu tên: Còn nhiều băn khoăn

VOV.VN - Mặc như thế nào để không bị cho là phản cảm cần có sự khuyến cáo, hướng dẫn cụ thể chứ không nên bêu tên.

Ăn mặc phản cảm bị bêu tên: Còn nhiều băn khoăn

Ăn mặc phản cảm bị bêu tên: Còn nhiều băn khoăn

VOV.VN - Mặc như thế nào để không bị cho là phản cảm cần có sự khuyến cáo, hướng dẫn cụ thể chứ không nên bêu tên.

LS Nguyễn Hồng Bách: “Không nên bỏ biển xanh, biển đỏ của xe công“
LS Nguyễn Hồng Bách: “Không nên bỏ biển xanh, biển đỏ của xe công“

VOV.VN - Việc quy định biển đặc thù sẽ giúp các xe công vụ thuận lợi trong thực thi công vụ. Hơn nữa, xe hoạt động công khai cũng giúp cho việc giám sát. 

LS Nguyễn Hồng Bách: “Không nên bỏ biển xanh, biển đỏ của xe công“

LS Nguyễn Hồng Bách: “Không nên bỏ biển xanh, biển đỏ của xe công“

VOV.VN - Việc quy định biển đặc thù sẽ giúp các xe công vụ thuận lợi trong thực thi công vụ. Hơn nữa, xe hoạt động công khai cũng giúp cho việc giám sát.