Những hành tinh “chị em” của Trái Đất dưới lăng kính nghệ thuật

VOV.VN - Các nhà thiên văn học vừa phát hiện tới 7 hành tinh trong 1 hệ mặt trời cách Trái Đất 39 năm ánh sáng có khả năng hỗ trợ sự sống.

7 hành tinh "chị em" với Trái Đất được phát hiện trong ngôi sao Trappist-1 (dãy trên) được đặt tên từ Trappist-1b đến Trappist-1h theo thứ tự từ gần mặt trời ra xa dần. Ảnh: NASA.

Mô phỏng bề mặt của TRAPPIST-1f, một trong 7 hành tinh thuộc hệ mặt trời TRAPPIST-1 mới được các nhà khoa học phát hiện bằng Kính thiên văn vũ trụ Spitzer.

Hình ảnh theo tưởng tượng của một nghệ sỹ về các hành tinh vừa được Cơ quan Hàng không Vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) phát hiện bằng Kính thiên văn vũ trụ Kepler.

Quang cảnh theo tưởng tượng nhìn từ hành tinh này sang hành tinh khác cùng xoay quanh quỹ đạo của TRAPPIST-1, một ngôi sao (mặt trời) còn rất trẻ.

Bề mặt núi đá trùng điệp trên hành tinh Proxima. Đằng xa là mặt trời Proxima Centauri, ngôi sao gần nhất với Hệ Mặt trời của chúng ta.

So sánh kích cỡ giữa Trái Đất (bên trái) với Kepler-452b, một hành tinh tương đồng nhưng lớn hơn khoảng 60%, nằm trong chòm sao Thiên Nga (Cygnus), cách Hệ Mặt Trời của chúng ta 1.400 năm ánh sáng.

Kepler-186f, hành tinh đầu tiên được xác định là có kích thước giống Trái Đất và nằm ở vùng có thể hỗ trợ sự sống, nghĩa là cách mặt trời của nó một khoảng đủ để có nước hóa lỏng trên bề mặt hành tinh này. Đây là hành tinh “song sinh” gần nhất của Trái Đất, thuộc chóm sao Thiên Nga, cách chúng ta khoảng 500 năm ánh sáng.

Một vật thể trông giống hành tinh được gọi là Sedna nằm cách xa Sao Diêm Vương và vành đai Kuiper. Phát hiện về vật thể này đặt ra những câu hỏi về lịch sử hệ mặt trời thuở sơ khai.

“Hành tinh lùn” Ceres nằm trên vành đai giữa quỹ đạo của Sao Hỏa và Sao Mộc. Ceres là một trong những vật thể thú vị nhất của Hệ Mặt Trời bởi nước trên bề mặt của hó bốc hơi vào không gian và điều này khiến người ta băn khoăn liệu nó có hỗ trợ sự sống hay không.

Hình ảnh hưởng tượng của một nghệ sỹ cảnh mặt trời lặn trên siêu Trái Đất Gliese 667 Cc. Các nhà thiên văn ước tính có hàng chục tỷ hành tinh sỏi đá xoay quanh những ngôi sao lùn đỏ như thế này trong Dải Ngân Hà.
Hành tinh ngoại hệ có tên 79 Ceti có kích thước tương đương với Sao Thổ.
Siêu hành tinh Kepler-62e có kích cỡ giống Trái Đất, xoay quanh một mặt trời nhỏ và lạnh hơn Mặt Trời của chúng ta nằm trong chòm sao Lyra chúng ta 1.200  năm ánh sáng.

Kepler-22b là hành tinh giống Trái Đất nhất được phát hiện từ trước tới nay, cách chúng ta khoảng 600 năm ánh sáng.

Hành tinh mới được phát hiện có tên OGLE-2005-BLG-390Lb, xoay quanh một ngôi sao nhỏ hơn Mặt Trời của Trái Đất 5 lần và cách chúng ta khoảng 20.000 năm ánh sáng.

Quang cảnh tượng tượng nhìn từ một hành tinh xoay quanh ngôi sao Alpha Centauri B, một trong 3 ngôi sao gần Trái Đất nhất. Từ đây có thể thấy Hệ Mặt Trời của chúng ta là ngôi sao sáng ở góc trên, bên phải.

Hành tinh ngoại hệ HD 189733b có kích cỡ bằng Sao Mộc lấp ló sau mặt trời của chính nó. Hành tinh này được gọi là Sao Mộc nóng vì nó ở quá gần mặt trời đến nỗi chỉ đi hết quỹ đạo trong 2,2 ngày.

Tưởng tượng của một nghệ sỹ về hành tinh nhỏ mới phát hiện tên Kepler-37b. Nó chỉ lớn hơn Mặt Trăng của Trái Đất một chú và đi hết quỹ đạo quanh mặt trời của nó trong vòng 13 ngày. Với nhiệt độ bề mặt lên tới 400 độ C, các nhà khoa học không nghĩ hành tinh này có thể hỗ trợ sự sóng nhưn kích thước của nó chứng tỏ đây là một hành tinh đá.

Kepler-11 là một mặt trời có kích cỡ gần bằng Mặt Trời của chúng ta với 6 hành tinh xoay quanh nó. 

Hành tinh ngoại hệ HAT-P-1 có bán kính gấp 1,38 lần Sao Mộc nhưng chứa khối lượng vật chất chỉ bằng một nửa.

Bầu trời sau lấp lánh nhìn từ hành tinh khí khổng lồ có tuổi đời 13 tỷ năm xoay quanh một ngôi sao khí Helium lùn trắng.

Kepler-16b là hành tinh đầu tiên được phát hiện xoay quanh 2 ngôi sao. Bề mặt có nó toàn là khí và được cho là không thể hỗ trợ sự sống.

Hành tinh 2003UB313 với kích cỡ gần bằng Sao Diêm Vương là vật thể xa nhất từng được phát hiện xoay quanh một mặt trời.

Một hành tinh ngoại hệ độc đáo được Kính Thiên văn vũ trụ Hubble phát hiện nằm cách mặt trời chỉ 750.000 dặm, do đó nó hoàn tất quỹ đạo trong vòng 10 tiếng rưỡi.

Một hệ mặt trời “sơ sinh với lượng nước bốc hơi nhiều gấp 5 lần Trái Đất. Hệ mặt trời này nằm trong Dải Ngân Hà của chúng ta nhưng ở tròm sao Perseus, cách Trái Đất khoảng 1.000 năm ánh sáng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hình ảnh ấn tượng về Trái Đất từ trạm vũ trụ quốc tế ISS
Hình ảnh ấn tượng về Trái Đất từ trạm vũ trụ quốc tế ISS

VOV.VN - Vào tháng 5/2016, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hoàn thành vòng bay thứ 100.000 quanh Trái Đất. Từ ISS có thể quan sát toàn cảnh Trái Đất rất ấn tượng.

Hình ảnh ấn tượng về Trái Đất từ trạm vũ trụ quốc tế ISS

Hình ảnh ấn tượng về Trái Đất từ trạm vũ trụ quốc tế ISS

VOV.VN - Vào tháng 5/2016, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hoàn thành vòng bay thứ 100.000 quanh Trái Đất. Từ ISS có thể quan sát toàn cảnh Trái Đất rất ấn tượng.

NASA phát hiện hệ mặt trời mới với 7 hành tinh có thể có sự sống
NASA phát hiện hệ mặt trời mới với 7 hành tinh có thể có sự sống

VOV.VN - Một nhóm các nhà thiên văn quốc tế vừa phát hiện ra 7 hành tinh ngoài hệ Mặt trời của chúng ta có thể có sự sống.

NASA phát hiện hệ mặt trời mới với 7 hành tinh có thể có sự sống

NASA phát hiện hệ mặt trời mới với 7 hành tinh có thể có sự sống

VOV.VN - Một nhóm các nhà thiên văn quốc tế vừa phát hiện ra 7 hành tinh ngoài hệ Mặt trời của chúng ta có thể có sự sống.